|
TU-160 (ở trên) có khả năng mang theo 12 tên lửa hành trình tấn công mặt đất tầm siêu xa Kh-55SM. B-1B Lancer (ở dưới) có thể mang theo 24 đạn tấn công ngoài tầm phòng không điểm AGM-158 JASSM. |
Nga là một trong ba nước có tam thức đoạn hạt nhân. Khái niệm này ngụ ý rằng quốc gia có khả năng giáng đòn hạt nhân từmặt đất, từ dưới nước và từ trên không. Ngoài Nga, chỉ có Mỹ và Trung quốc có các hệ thống vũ khí tương tự.
Từ mặt đất, an ninh của Nga được đảm bảo bởi tên lửa đạn đạo xuyên lục địa “Voevoda”- sau này được thay thế bằng tên lửa “Sarmat” còn mạnh hơn. Trên mặt nước và dưới nước có các tên lửa dự án “Gepard” và tàu ngầm nguyên tử dự án “Borei” trực chiến. Còn từ trên bầu trời có máy bay ném bom - mang tên lửa chiến lược siêu thanh Tu- 160 “Bạch thiên nga” bảo vệ.
|
TU-160 siêu máy bay chiến đấu. |
Chạy đua vũ trang
Việc nghiên cứu máy bay mang tên lửa chiến lược Liên Xô được bắt đầu trong những năm 70 của thế kỷ XX. Lý do để nghiên cứu nó là báo cáo của tình báo Liên Xô về việc người Mỹ đã bắt tay vào nghiên cứu máy bay ném bom chiến lược B-1B “Lancer”.
Tin tức này làm ban lãnh đạo Liên Xô hết sức lo lắng và ngay lập tức ngân sách quốc phòng được bổ sung tiền để nghiên cứu chế tạo máy bay loại này ở Liên Xô.
Vào thời gian này tổng bí thư ĐCS Liên Xô là Nikita Khrusev. Ông đã giao nhiệm vụ nghiên cứu cho hai phòng thiết kế (KB) của Sukhoi và Miasitsev. Phòng thiết kế của Tupolev không tham gia vào công việc này, vì vào thời điểm này ông đang có bất hoà với Khrusev: trước đó ông đã phá hỏng vài dự án của phòng thiết kế lâu đời nhất và bị lãnh đạo chỉ trích.
Tuy nhiên, sau khi các phác thảo dự án và mô hình từ hai KB được đệ trình, chúng vẫn được chuyển cho Tupolev để chỉnh sửa. Lấy dự án của Miasitsev “M-18” làm cơ sở, những người của Tupolev bắt đầu công việc với nó, và chẳng bao lâu sau “Bạch thiên nga” ra đời.
|
TU-160 (ở trên) có khả năng mang theo 12 tên lửa hành trình tấn công mặt đất tầm siêu xa Kh-55SM. B-1B Lancer (ở dưới) có thể mang theo 24 đạn tấn công ngoài tầm phòng không điểm AGM-158 JASSM. |
Nhanh hơn, cao hơn, mạnh hơn
Tu-160 là máy bay ném bom- mang tên lửa phản lực dạng cánh cụp thay đổi. Đó là cỗ máy độc đáo: máy bay chiến đấu lớn nhất, mạnh nhất với đôi cánh thay đổi dạng hình học trên thế giới. Nó cũng là máy bay ném bom có tốc độ nhanh nhất trong tất cả những máy bay có trong trang bị. Ngoài ra, nó có trọng lượng bay lớn nhất, tức là có thể mang tải trọng bom lớn hơn các phiên bản nước ngoài.
Để dễ hiểu hơn hãy xem các con số và so sánh các đặc tính của “Bạch thiên nga” với đối thủ cạnh tranh chính của nó – máy bay ném bom phản lực B-1B “Lanser” của Mỹ. Nếu nhìn vào các máy bay này có thể nhận thấy rằng chúng có nhiều nét tương đồng – chu vi thân máy bay giống nhau, cánh cụp thay đổi và phân bố động cơ.
Nhưng đập vào mắt trước tiên là kích thước lớn của “Bạch thiên nga”: chiều dài 54,1 mét, chiều cao 13,1 mét. Nó dài hơn gần 10 mét và cao hơn 3 mét so với máy bay của Mỹ.
Công suất động cơ của Tu-160 cho phép phát triển tốc độ tới 2.200 km/giờ hay Mach 2,08 ở độ cao lớn. Tốc độ tối đa của máy bay Mỹ là Mach 1,2. Tải trọng chiến đấu của Tu-160 là 45 tấn, B- 1B là 34 tấn trong khoang bom phía sau và 22 tấn treo dưới cánh.
Có vẻ như người Mỹ đang thắng, nhưng không phải vậy. Vấn đề là các nhà thiết kế nước ngoài đã không thể thiết kế đúng cách khoang bom phía sau như vậy và nó không thích hợp cho các nhiệm vụ chiến đấu. Khi tải bom lên các móc dưới cánh, trong một phút, mỗi bên cánh hơn 10 tấn, chất lượng bay của máy bay giảm dột ngột.
Bán kính chiến đấu của máy bay Tu-160 là 7600 km – đó là khoảng cách nó bay từ căn cứ. Tầm bay xa tối đa của nó là 14000 km. B- 1B có bán kính chiến đấu 5543 km và tầm bay xa tối đa 13500 km. Khoảng cách từ Moscow đến Washington qua Đại Tây Dương chỉ là 6750 km, những con số này tự nói lên tất cả.
Tóm lại, B- 1B bay cao hơn 2 km và thích hợp hơn với việc cơ động gần trái đất. Nhưng, “Bạch thiên nga” không có nhiệm vụ như vậy, bởi vì nó mang tên lửa có cánh (X-55 sau khi phóng có thể tự bay thêm 2500 km nữa) và cơ động gần bề mặt trái đất chẳng có ý nghĩa gì với nó.
Con chim đặc biệt
Còn đây là điều đáng buồn. Trong trang bị của Nga hiện chỉ có 16 máy bay Tu-160. Sự thiếu hụt này là do việc cắt giảm vũ khí trong thời gian trước khi sụp đổ Liên Xô và dẫn đến việc mỗi máy bay có tên gọi riêng của mình. Hiện đang có không dưới 61 phiên bản Mỹ được sử dụng.
Có một câu chuyện đáng chú ý liên quan đến việc này. Khi Liên Xô tan rã, trên lãnh thổ Ucraina có 19 máy bay này, trong đó chỉ có 6 chiếc đang trong trạng thái hoạt động. Tình trạng kinh tế của quốc gia mới thành lập không có khả năng duy trì và bảo dưỡng những máy bay này.
Bởi thậm chí một chuyến bay huấn luyện đòi hỏi phải nạp cho nó 40 tấn nhiên liệu. Nga đã đề nghị mua các máy bay này với giá 3 tỷ đô la, nhưng Ucraina từ chối. Họ cho rằng con số này là quá ít và đòi 8 tỷ đô la. Nga đã không đồng ý với điều kiện này.
Khi đó Ucraina đã ký thoả thuận với Bộ quốc phòng Mỹ, theo đó hai bên cam kết -bằng tiền của Mỹ - sử dụng các máy bay này theo mức giá 1 triệu đô la cho một máy bay. Sau này Mỹ có ý định mua lại 3 máy bay Tu-160 của Ucraina, nhưng Nga phản đối hợp đồng này và đồng ý xoá nợ tiền mua khí đốt của Ucraina trị giá 285 triệu đô la cho các máy bay còn lại.
Kết quả, không quân Nga có thêm 8 máy bay Tu-160. Tuy nhiên, Naphtogas- đơn vị nhận tiền chuyển đến- đã không vội chuyển tiền ngay cho Bộ quốc phòng Ucraina. Bộ này chỉ có thể nhận được tiền sau hàng loạt phiên toà và cũng không hoàn toàn đủ số tiền đã thoả thuận.
Sự hồi sinh của Thiên nga
Sau khi Liên Xô sụp đổ, việc sản xuất những máy bay này đã bị ngừng. Nhiều tuyến sản xuất đã ở ngoài biên giới, công nghệ thì bị mất. Qua năm tháng, nước Nga đã phục hồi hùng mạnh và cuối cùng đã có thể làm mới lại nghệ thuật chế tạo những chiếc máy bay độc đáo này.
Năm 2015 bộ trưởng quốc phòng Nga Sergei Shoigu tuyên bố rằng cần thiết phục hồi sản xuất Tu-160, còn trong năm 2017 tại nhà máy hàng không Cazan người ta đã phục hồi hoàn toàn các công nghệ sản xuất máy bay này và bắt tay vào việc sản xuất chúng. Trong vài năm sắp tới có kế hoạch chế tạo và cung cấp 50 máy bay như thế cho việc trực chiến.