LTS: Stephen JA Ward là một nhà báo, nhà đạo đức truyền thông được quốc tế công nhận với các bài viết và dự án có tầm ảnh hưởng đến sự phát triển của lĩnh vực đạo đức truyền thông về mặt lý thuyết và thực tiễn. Ông còn là nhà giáo dục, nhà tư vấn, diễn giả chính và tác giả từng đạt một số giải thưởng báo chí. Ông Ward có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực truyền thông cả về học thuật và chuyên môn. Chúng tôi xin trích đăng hai phần bài viết của ông về đạo đức của báo chí trong kỷ nguyên số, đăng trên trang Digital Media Ethics.
Đạo đức truyền thông số bàn về các vấn đề đạo đức riêng biệt, thực tiễn và tiêu chuẩn của các phương tiện truyền thông tin tức kỹ thuật số mới. Phương tiện truyền thông tin tức kỹ thuật số bao gồm báo chí trực tuyến, viết blog, phóng sự ảnh kỹ thuật số, báo chí công dân và các phương tiện truyền thông xã hội. Nó cũng bao gồm các câu hỏi về việc nghề báo nên sử dụng “phương tiện truyền thông mới” này như thế nào để nghiên cứu và xuất bản các câu chuyện cũng như cách sử dụng văn bản hoặc hình ảnh do người dân cung cấp.
Một cuộc cách mạng về đạo đức
Về cơ bản, một cuộc cách mạng truyền thông đang biến đổi cũng không thể thay đổi được bản chất của báo chí và đạo đức báo chí. Hiện tại, các phương tiện để xuất bản nằm trong tay người dân trong khi internet khuyến khích các hình thức báo chí mới có tính tương tác và ngay lập tức.
Hệ sinh thái truyền thông của chúng ta là một bối cảnh đầy hỗn loạn với tốc độ nguy hiểm. Các nhà báo chuyên nghiệp đang chia sẻ tầm ảnh hưởng của báo chí với người dùng các mạng xã hội, nhà báo công dân và các blogger.
Trong mọi cuộc cách mạng, những khả năng mới nổi lên trong khi các thói quen cũ bị đe dọa. Ngày hôm nay cũng không ngoại lệ. Tính kinh tế của báo chí chuyên nghiệp đang phải đối mặt với khó khăn khi độc giả chuyển sang trực tuyến. Sự thu hẹp của các tòa soạn đặt ra các mối lo ngại cho tương lai của nghề báo. Tuy nhiên, những lo ngại này cũng thúc đẩy các thử nghiệm mới trong lĩnh vực báo chí, chẳng hạn như các trung tâm phi lợi nhuận cho báo chí điều tra.
Một câu hỏi quan trọng là đạo đức truyền thông hiện tại liệu còn thích hợp với phương tiện truyền thông mới bao nhiêu - với các tính chất tức thì, tương tác và “luôn hoạt động” của chúng. Hầu hết các nguyên tắc đã được phát triển trong thế kỷ qua, bắt nguồn từ việc xây dựng đạo đức chuyên nghiệp, khách quan cho các tờ báo thương mại đại chúng vào cuối thế kỷ 19.
Chúng ta đang hướng tới một phương tiện truyền thông tin tức hỗn hợp - bao gồm truyền thông tin tức công dân và báo chí chuyên nghiệp trên nhiều nền tảng truyền thông. Phương tiện truyền thông tin tức hỗn hợp mới này đòi hỏi một hệ thống đạo đức truyền thông hỗn hợp mới - các nguyên tắc có thể áp dụng cho cả loại hình chuyên nghiệp và nghiệp dư cho dù họ có viết blog, tweet, phát thanh hoặc viết cho các tờ báo. Đạo đức truyền thông cần được cân nhắc lại và thiết kế lại để phù hợp các phương tiện truyền thông ngày nay, không phải của của quá khứ.
Trước sự phát triển của internet, ngày càng có nhiều phương tiền truyền thông mới xuất hiện đặt ra những thách thức mới đối với lĩnh vực truyền thông. |
Hai cấp độ thách thức
Những thay đổi đang thách thức các nguyên tắc của đạo đức truyền thông.
Ở cấp độ thứ nhất, có sự căng thẳng giữa báo chí truyền thông và báo chí trực tuyến. Văn hóa của báo chí truyền thông với các giá trị về độ chính xác của nó, xác minh trước khi xuất bản, ổn định, công bằng và chọn lọc đang cọ xát với văn hóa của báo chí trực tuyến vốn đề cao tính tức thời, minh bạch, đôi khi là phiến diện và báo chí không chuyên cũng như có thể chỉnh sửa sau khi xuất bản.
Ở cấp độ thứ hai, có sự căng thẳng giữa báo chí địa phương và báo chí toàn cầu. Nếu báo chí có tác động toàn cầu thì trách nhiệm toàn cầu của nó là gì? Có nên thiết lập lại các mục tiêu và tiêu chuẩn của đạo đức truyền thông để hướng tới một nền báo chí có phạm vi ảnh hưởng quy mô toàn cầu? Và nó sẽ như thế nào?
Thách thức đối với đạo đức truyền thông ngày nay có thể được tóm gọn bằng câu hỏi: Đạo đức trong một thế giới truyền thông đa phương tiện, báo chí toàn cầu là gì? Đạo đức truyền thông phải làm được nhiều hơn hơn là chỉ chỉ ra được những căng thẳng này. Về mặt lý thuyết, nó phải gỡ rối những xung đột giữa các giá trị và cân nhắc bảo lưu những nguyên tắc cũ cũng như phát triển thêm các nguyên tắc mới.
Theo Digital Media Ethics
(còn nữa)