Lực lượng không quân Israel, sử dụng một phi đội 4 chiếc F-35 bay dọc theo biên giới Syria, thăm dò hoạt động của hệ thống phòng không tiên tiến S-300. Những hệ thống này được Nga viện trợ không hoàn lại cho Syria nhằm đáp trả vụ không quân Israel đã khiến chiếc máy bay trinh sát điện tử IL-20 bị S-200 Syria bắn rơi.
Trong quá trình bay tuần tiễu trên vùng biên giới Syria sang Lebanon, radar hệ thống S-300 phát hiện và giám sát phi đội 4 chiếc F-35 này. Theo các thông số thu được từ đài radar, các cố vấn quân sự Nga khẳng định đây là F-35. Sau khi bị chiếu xạ radar và bị khóa mục tiêu, phi đội 4 chiếc F-35I (Aidar) Israel nhanh chóng rời khỏi vùng tấn công hiệu quả của S-300.
Rất nhiều lần, các tướng lĩnh và chuyên gia kỹ thuật phương Tây khẳng định siêu tiêm kích hiện đại F-35 không thể bị phát hiện bởi radar của tất cả các hệ thống tên lửa phòng không hiện nay trên thế giới và phát biểu này hoàn toàn có căn cứ dựa trên những thông số kỹ thuật thu được.
Nhưng trên chiến trường Syria không chỉ có radar tên lửa phòng không mà có rất nhiều các phương tiện phòng không khác nhau, từ máy bay trinh sát cảnh báo sớm, hệ thống tác chiến điện tử các loại mà phương pháp tác chiến chủ yếu là thu thập tín hiệu radar phát ra từ các phương tiện bay để chế áp và gây nhiễu đánh lừa, điều đó được hiểu là đối với EW, không có tàng hình.
Hơn thế nữa, có tới 2 tổ hợp S-300 và 1 hệ thống S-400 đang hoạt động thường xuyên, chưa kể đến các tổ hợp trinh sát, cảnh báo sớm quang hồng ngoại, radar trên các xe trinh sát điện tử cơ động của quân đội Nga ở Syria. Việc S-300 PMU-2 phát hiện ra F-35 không đáng ngạc nhiên. Nếu Israel xông vào vùng phòng không này sẽ là một thảm họa không thể cứu vãn nổi.
Tập đoàn công nghiệp quốc phòng Lockheed Martin, nhà phát triển F-35, bắt đầu chương trình phát triển và hoàn thiện sản xuất máy bay thế hệ 5 này với hợp đồng ký với Lầu Năm Góc là 55 tỷ USD. Nhưng theo tuyên bố của tổng thống Mỹ Donald Trump, chương trình phát triển siêu chiến đấu cơ tàng hình thế hệ 5 với 3 biến thể F-35A, F-35B và F-35C đã vượt khung tài chính lên đến 400 tỷ USD.
Với số tiền khổng lồ như vậy Lockheed Martin vẫn chưa thể đưa vào sản xuất dây chuyền với số lượng lớn. Theo đánh giá gần đây nhất của Văn phòng kiểm soát độc lập chương trình F-35, có tới hàng trăm lỗi kỹ thuật nguy cơ gây tổn thất cho người và trang bị. Khi sửa được những lỗi này, các chuyên gia cũng không thể khẳng định sẽ không phát sinh lỗi mới.
Theo tuyên bố của Lầu Năm Góc, trong tương lai gần, F-35 sẽ trở thành vũ khí tấn công chủ lực của không quân, hải quân, lính thủy đánh bộ Mỹ và cũng sẽ là lực lượng tấn công đường không chủ lực của các nước đồng minh thuộc NATO. Sự kiện S-300 được Liên Xô chế tạo từ những năm 1970 của thế kỷ trước có thể phát hiện và giám sát trong tầm bắn là một sự cố không thể chấp nhận được trong hệ thống Công nghiệp Quốc phòng nghìn tỷ USD hàng năm của Mỹ. Không có giải pháp khác, Israel chỉ có thể có 2 lựa chọn: một là quên hoàn toàn không phận Syria, hai là tiến hành một cuộc tấn công quy mô lớn bằng tất cả các phương tiện bay hiện có để tiêu diệt S-300. Nhưng có lẽ Tel-Aviv sẽ chọn giải pháp thứ nhất cùng với những lời đe dọa liên tục.
Bằng việc thiết lập hệ thống phòng không nhất thể hóa và đưa S-300 sang Syria, Nga hiện đang chiếu bí Israel và Mỹ cùng các quốc gia NATO. Điều thú vị là S-300 (tương tự như S-75 Dvina ở Việt Nam) đã chấm dứt kỷ nguyên áp đặt vùng cấm bay của NATO, trước hết là ở Trung Đông, sau đó là trên cả thế giới.