Trường hợp thứ 2 trên thế giới được chữa khỏi hoàn toàn AIDS là ai?

Một người đàn ông tại Anh Quốc mới đây đã được các giáo sư, bác sĩ tại London chữa khỏi hoàn toàn căn bệnh AIDS và ghi tên mình vào danh sách những người bệnh may mắn nhất hành tinh.
Timothy là người đầu tiên khỏi bệnh trên thế giới.

Theo tin tức từ The Guradian, một bệnh nhân nam - được yêu cầu giấu tên - đến từ Anh Quốc đã được cấy tế bào kháng HIV từ 3 năm trước và sau quá trình điều trị 18 tháng dùng thuốc kháng virus, kết quả xét nghiệm với độ nhạy cực cao cho thấy người này đã hoàn toàn thoát khỏi căn bệnh AIDS. Tế bào được cấy trước đây cho bệnh nhân này là một dạng đột biến với khả năng kháng lại HIV.

Ravindra Gupta, giáo sư sinh học tế bào, người đã dẫn đầu nhóm bác sĩ chữa trị cho bệnh nhân London cho biết “không còn bất kỳ con virus nào nữa cả. Chúng tôi không thể phát hiện ra bất cứ thứ gì từ xét nghiệm”, bệnh nhân đã được "chữa lành" theo đúng nghĩa đen và đang trong quá trình tiếp tục quan sát và hỗ trợ phục hồi các chức năng.

"Bệnh nhân London" được chẩn doán nhiễm HIV từ năm 2003 và tới năm 2012 thì xác định mắc thêm một căn bệnh ung thư máu tên là Hodgkin. Tới năm 2016, tình trạng của bệnh nhân đã rất nặng do ung thư, các bác sĩ quyết định tìm kiếm biện pháp cấy ghép phù hợp với bệnh nhân và đó gần như là cơ hội sống sót cuối cùng. Sau đó, họ tìm được một người hiến tặng tế bào có gen đột biến mang tên CCR5 delta 32 với khả năng kháng HIV.

Dù biện pháp trên cuối cùng đã chứng minh được tính khả quan trong việc chữa lành cho "bệnh nhân London" nhưng hầu hết các chuyên gia vẫn khẳng định rằng nó không thể trở thành cách chữa trị phổ thông cho các bệnh nhân khác do đòi hỏi một khoản kinh tế lớn, phức tạp và mức độ rủi ro cao. Trên tất cả, các trường hợp đó phải may mắn để tìm được người hiến tế bào phù hợp mang đột biến CCR5 vốn có tỷ lệ cực nhỏ, hầu hết là người gốc Bắc Âu.

Các bác sĩ cho biết bệnh nhân London lần này có tình trạng giống như trường hợp đầu tiên được chữa khỏi HIV trên thế giới là Timothy Brown. 

Timothy được gọi là "người đàn ông Berlin", phát hiện bị nhiễm HIV từ năm 1995 khi bắt đầu bước vào ngưỡng cửa trường đại học ở Berlin, Đức. Sau 10 năm chấp nhận các loại thuốc chữa trị, mọi thứ vẫn rất ổn với Brown. Cho đến năm 2006, sức khỏe của Timothy bắt đầu suy giảm thậm tệ và đi lại khó khăn. Bác sĩ lại chẩn đoán anh bị bệnh bạch cầu dạng nguy hiểm.

Brown tiếp tục thực hiện 2 ca ghép tế bào tủy gốc thay thế sau đó. Điều này có thể giúp hệ miễn dịch bị tổn thương do HIV của Brown được thay thế bằng bộ phận mới có thể chống lại virus này. Biện pháp này còn giúp anh chữa khoẻi bệnh bạch cầu.

Năm 2008, anh phải dành phần lớn thời gian để điều trị tại bệnh viện. Cuối cùng, sau nhiều lần xét nghiệm, các bác sĩ không tìm thấy virus HIV trên cơ thể người đàn ông này. Mặc dù vậy, yếu tố nào đã giúp ông thoát khỏi căn bệnh thế kỷ vẫn là điều bí ẩn mà các nhà nghiên cứu đang tìm kiếm.

Brown đã được kết luận là chữa khỏi HIV và cho tới thời điểm hiện tại, người đàn ông này vẫn có kết quả âm tính với các bài xét nghiệm HIV/AIDS dù là nhạy nhất.

Hiện tại, các chuyên gia vẫn chưa thể xác định rõ là liệu CCR5 có đóng vai trò là chìa khóa duy nhất hay liệu có cần "sự hợp tác phù hợp" nào từ bệnh nhân hay không.

Ở cả 2 trường hợp của "bệnh nhân Berlin" và "bệnh nhân London" đều ẩn chứa sự phức tạp này mặc dù rất có thể nó có vai trò gì đó trong việc làm giảm các tế bào có HIV. Nhóm nghiên cứu cho biết đang lên kế hoạch để dựa trên những phát hiện lần này để tìm kiếm các chiến lược điều trị HIV có tiềm năng.

Theo Sở hữu Trí tuệ & Sáng tạo

https://sohuutritue.net.vn/truong-hop-thu-2-tren-the-gioi-duoc-chua-khoi-hoan-toan-aids-la-ai-d48518.html

Theo Sở hữu Trí tuệ & Sáng tạo