Trung tâm nghiên cứu CSIS: Đa số người Mỹ chấp nhận rủi ro để bảo vệ Đài Loan

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Kết quả thăm dò mới nhất do CSIS, một tổ chức tư vấn lớn của Mỹ vừa công bố cho thấy phần lớn người Mỹ sẵn sàng chấp nhận rủi ro để bảo vệ Đài Loan.
Theo CSIS, chỉ sau một năm, số người Mỹ ủng hộ việc đưa quân đến giúp bảo vệ Đài Loan đã tăng đáng kể. Trong ảnh: quân đội Trung Quốc diễn tập đổ bộ chiếm đảo nhằm vào Đài Loan (Ảnh: Dwnews).
Theo CSIS, chỉ sau một năm, số người Mỹ ủng hộ việc đưa quân đến giúp bảo vệ Đài Loan đã tăng đáng kể. Trong ảnh: quân đội Trung Quốc diễn tập đổ bộ chiếm đảo nhằm vào Đài Loan (Ảnh: Dwnews).

Các chuyên gia Mỹ chỉ rõ đây là một sự thay đổi quan trọng trong thái độ của người dân Mỹ đối với việc dùng hành động quân sự bảo vệ Đài Loan và nó có thể định hình chính sách đối với Đài Loan của chính phủ Mỹ khóa tới.

Theo trang tin Hoa ngữ Đa Chiều (Dwnews) ngày 15/10, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) Washington hôm thứ Ba (13/10) đã công bố kết quả cuộc thăm dò ý kiến “Mapping the Future of US China Policy” (Lập bản đồ tương lai Chính sách Trung Quốc của Hoa Kỳ) qua thực hiện một cuộc khảo sát bằng bảng câu hỏi đối với dân chúng Mỹ và các “lãnh tụ tư tưởng” (thought leaders) có ảnh hưởng về vấn đề châu Á – Thái Bình Dương. Cuộc thăm dò này được CSIS tiến hành hồi tháng 8 đối với 1.000 người Mỹ và 440 nhà “lãnh đạo tư tưởng” ở Châu Á, Châu Âu và Mỹ.

Các cuộc thăm dò cho thấy 54% người Mỹ được hỏi cho rằng Trung Quốc là quốc gia gây ra thách thức lớn nhất đối với Mỹ, bỏ xa Nga đứng thứ hai với 22%.

Quan hệ Mỹ - Đài Loan gần đây đang ngày càng trở nên gắn bó với chuyến thăm chính thức của Bộ trưởng Y tế và Dân sinh Alex Azar . Trong ảnh: Bà Thái Anh Văn tiếp ông Azar (Ảnh: CNA).
Quan hệ Mỹ - Đài Loan gần đây đang ngày càng trở nên gắn bó với chuyến thăm chính thức của Bộ trưởng Y tế và Dân sinh Alex Azar . Trong ảnh: Bà Thái Anh Văn tiếp ông Azar (Ảnh: CNA).

Cuộc khảo sát cho thấy, trong số những người dân Mỹ bình thường, 60% số họ cho rằng có tồn tại khả năng xung đột quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc nhưng khó có thể xảy ra, chỉ có 26% cho rằng có thể xảy ra xung đột quân sự.

Cuộc thăm dò cho thấy 35% công chúng Mỹ ủng hộ việc sử dụng các hiệp định và quy tắc quốc tế để buộc Trung Quốc thay đổi chính sách kinh tế của họ và 33% công chúng ủng hộ việc sử dụng các biện pháp đơn phương như trừng phạt kinh tế và thuế quan để gây sức ép với Trung Quốc.

Có tới hơn 2/3 các nhà “lãnh đạo tư tưởng” tại Mỹ, châu Á và châu Âu ủng hộ việc cấm gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc Huawei và các công ty Trung Quốc khác tham gia thị trường 5G của họ, nhưng cũng có một số người quan tâm đến việc tiếp tục kinh doanh các linh kiện viễn thông.

Trong số các nhà lãnh đạo tư tưởng châu Á và châu Âu được khảo sát, 84% cho rằng trong cuộc xung đột vũ trang với Trung Quốc, Mỹ sẽ thắng thế ở Tây Thái Bình Dương hiện nay, nhưng chỉ 56% cho rằng Mỹ sẽ thắng thế trong 10 năm sau.

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Keith Krach là quan chức ngoại giao Mỹ cấp cao nhất thăm Đài Loan kể từ sau 1979 (Ảnh: CNA).
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Keith Krach là quan chức ngoại giao Mỹ cấp cao nhất thăm Đài Loan kể từ sau 1979 (Ảnh: CNA).

61% các nhà lãnh đạo tư tưởng ở châu Á và châu Âu cho rằng ông Joe Biden, ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử ở Mỹ, sẽ ở thế có lợi hơn khi quan hệ với Trung Quốc.

Về câu hỏi “liệu Hoa Kỳ có nên chấp nhận rủi ro để bảo vệ các đồng minh và đối tác của mình khỏi các mối đe dọa quân sự của Trung Quốc hay không”, kết quả là hầu hết mọi người đều cho rằng Mỹ nên chấp nhận rủi ro để bảo vệ các đồng minh và đối tác của mình, bao gồm sác đồng minh Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Đài Loan và đồng minh hoặc đối tác không được nói rõ tên ở Biển Đông.

Cuộc thăm dò sử dụng thang điểm từ 1 đến 10 để đánh giá mức độ mà những người được hỏi cho rằng đáng để chấp nhận rủi ro, với điểm 10 biểu thị “đáng chấp nhận rủi ro lớn”.

Trong cuộc khảo sát được thực hiện đối với công chúng Mỹ nói chung, Đài Loan đạt điểm 6,69, Hàn Quốc 6,92, Nhật Bản 6,88, Australia 6,38, các đồng minh hoặc đối tác không nói rõ ở Biển Đông là 6,97. Điểm trung bình cho mục này là trên 6.

Trong cuộc khảo sát đối với các nhà “lãnh đạo tư tưởng” ở Mỹ, Đài Loan đã đạt điểm cao hơn so với công chúng nói chung. Số điểm cho rằng Mỹ cần chấp nhận rủi ro để bảo vệ Đài Loan là 7,93, tiếp theo là Nhật Bản 8,86, Australia 8,71, Hàn Quốc 8,6 và đồng minh hoặc đối tác không xác định ở Biển Đông là 7.12. Điểm trung bình cho mục này là trên 7.

Bà Bonnie Glaser, một chuyên gia nổi tiếng về vấn đề Trung Quốc tại CSIS cho biết, một cuộc điều tra của Hội đồng Các vấn đề Toàn cầu Chicago diễn ra một năm trước cho thấy, khi Đài Loan bị Trung Quốc đại lục tấn công. Tỷ lệ người ủng hộ việc Mỹ đưa quân đến giúp bảo vệ Đài Loan là 35%. Chỉ sau một năm, kết quả đã thay đổi đáng kể và điểm của Đài Loan gần như cao tương đương điểm của các đồng minh của Mỹ.

Bà Bonnie Glaser cho rằng đây là một biến đổi quan trọng vì điểm số của Đài Loan trong số các nhà lãnh đạo tư tưởng Mỹ cũng đã thay đổi rõ rệt, điều này có thể ảnh hưởng đến việc định hình chính sách của Mỹ đối với Đài Loan trong tương lai.

Bà Bonnie Glaser cho rằng kết quả thăm dò cho thấy điều này có thể ảnh hưởng đến việc định hình chính sách của Mỹ đối với Đài Loan trong tương lai (Ảnh: VOA).
Bà Bonnie Glaser cho rằng kết quả thăm dò cho thấy điều này có thể ảnh hưởng đến việc định hình chính sách của Mỹ đối với Đài Loan trong tương lai (Ảnh: VOA).

Cũng về thông tin này, theo Dongfang ngày 15/10, kết quả cuộc thăm dò này của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) cũng cho thấy: về việc bùng nổ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, 71% các nhà lãnh đạo tư tưởng các nước và 42% người Mỹ cho rằng việc ông Trump sử dụng lời đe dọa, thuế quan và các biện pháp khác để chống lại nền kinh tế Trung Quốc đang làm tổn hại đến lợi ích của Mỹ. Khi được hỏi làm thế nào để đối phó tốt nhất với các mối đe dọa của Trung Quốc đối với an ninh quốc gia, 80% nhà lãnh đạo tư tưởng và 45% số người Mỹ cho rằng Mỹ và các quốc gia cùng chí hướng khác bao vây Trung Quốc là cách tốt nhất để kiềm chế nước này.

Chủ tịch nhóm Kinh doanh và Kinh tế Trung Quốc của CSIS Scott Kennedy cho biết, Mỹ và các quốc gia khác đã từ bỏ ý định chuyển biến Trung Quốc sang mô hình kinh tế thị trường tự do. Jude Blanchette, Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc, chỉ ra rằng giữa Trung Quốc và Mỹ là một cuộc cạnh tranh kéo dài và điều này sẽ không thay đổi cho dù có sự thay đổi luân phiên nắm quyền của các đảng phái chính trị.