“Trung Quốc, Nga +” – mô hình hợp tác quân sự mới phía sau cuộc tập trận Hải quân ba bên Trung Quốc – Nga – Iran

VietTimes -- Từ ngày 27 đến 30/12, quân đội ba nước Trung Quốc, Nga và Iran tổ chức một cuộc tập trận quân sự chung kéo dài 4 ngày ở phía bắc Ấn Độ Dương và vùng biển quốc tế trên Vịnh Oman. Đây là cuộc tập trận quân sự chung đầu tiên của Iran với Trung Quốc và Nga kể từ sau cuộc Cách mạng Hồi giáo 1979.
Từ ngày 27 đến 30/12 cuộc tập trận hải quân chung lần đầu tiên giữa Trung Quốc, Nga và Iran đã diễn ra. Phía sau sự kiện này là sự xuất hiện của mô hình hợp tác quân sự mới "Trung Quốc, Nga +".
Từ ngày 27 đến 30/12 cuộc tập trận hải quân chung lần đầu tiên giữa Trung Quốc, Nga và Iran đã diễn ra. Phía sau sự kiện này là sự xuất hiện của mô hình hợp tác quân sự mới "Trung Quốc, Nga +".

Theo quân đội ba nước, cuộc tập trận nhằm chống cướp biển và khủng bố trên biển, thúc đẩy an ninh các tuyến hàng hải chiến lược và an ninh thương mại quốc tế trong khu vực. Giới quan sát quốc tế cho rằng, cuộc tập trận này còn đưa ra cảnh báo cho Mỹ và các đồng minh: đừng có mơ tranh giành quyền kiểm soát Ấn Độ Dương.

Tuy nhiên, phía sau động thái mới này, với một ý nghĩa nào đó, đây cũng là lần đầu tiên quân đội Trung - Nga bắt đầu mở rộng mối quan hệ sau gần 15 năm hợp tác và mô hình tập trận quân sự “Trung Quốc, Nga +” đã ra đời. Mô hình “Trung Quốc, Nga +” này không phải là kiểu liên minh quân sự giữa các nước phương Tây, cũng không chỉ đơn giản là thể hiện cơ bắp với bên thứ ba, mà là một mô hình hợp tác quân sự đa phương hoàn toàn mới với trung tâm là Trung Quốc và Nga.

Tàu chiến Nga tham gia cuộc diễn tập chung với Trung Quốc và Iran.
Tàu chiến Nga tham gia cuộc diễn tập chung với Trung Quốc và Iran.

Từ những quan điểm khác nhau của ba quốc gia Trung Quốc, Nga và Iran, cuộc tập trận này có ý nghĩa đặc biệt. Xét cho cùng, ba quốc gia này trong mắt người Mỹ không phải là là đối thủ cạnh tranh mà là kẻ thù hoặc mối đe dọa của Mỹ. Đối với Iran, trong 40 năm qua, quân đội nước này đã tiến hành các cuộc tập trận hải quân với Ấn Độ, Pakistan, Nga, Oman... trong nhiều năm, nhưng đây là lần đầu tiên họ tập trận quân sự chung với Trung Quốc và Nga. Do Iran hiện đang bị Mỹ bao vây và trừng phạt, nên việc họ tham gia cuộc tập trận này có ý nghĩa chính trị nhất định. Từ góc độ của Trung Quốc và Nga, điều này thể hiện rõ tốt hơn ý thức cộng đồng về quân sự và cũng phù hợp với bố cục của mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Trung Quốc - Nga.

Lính Hải quân Trung Quốc trên khu trục hạm Tây Ninh tới Iran tham gia cuộc tập trận.
Lính Hải quân Trung Quốc trên khu trục hạm Tây Ninh tới Iran tham gia cuộc tập trận.

Trong 14 năm qua, từ đất liền ra biển cả, từ hiệp tác đến hợp tác, từ hợp tác đến hợp tác sâu rộng, rồi đến “Cộng đồng vận mệnh biển” và cuối cùng là tập trận quân sự “đa chiều” với sự hợp tác của các lực lượng trên biển, trên bộ và trên không giữa hai bên, quân đội Trung Quốc và Nga đã trải qua thời kỳ hợp tác chiến lược chín muồi. Hơn nữa, hầu hết các sự biến đổi này đều liên quan chặt chẽ đến diễn biến của địa chính trị. Ví dụ, cuộc tập trận chung Trung - Nga đầu tiên vào năm 2005, được đặt tên là “Sứ mệnh Hòa bình – 2005”, phù hợp với nhu cầu nhiệm vụ an ninh khu vực và chống khủng bố sau khi thành lập Tổ chức Hợp tác Thượng Hải. Kể từ đó, các cuộc tập trận “Sứ mệnh Hòa bình” đã được hai bên tiến hành thường xuyên.

Lính Nga và Trung Quốc tham gia cuộc tập trận "Liên hợp trên biển-2015".
Lính Nga và Trung Quốc tham gia cuộc tập trận "Liên hợp trên biển-2015".

Đến năm 2012, hợp tác quân sự Trung - Nga đã chuyển từ đất liền ra đại dương và mô hình tập trận chung trên biển đã được ra đời. Vào thời điểm đó, chính quyền Barack Obama ở Mỹ đã theo đuổi chiến lược trở lại khu vực châu Á - Thái Bình Dương hoặc tái cân bằng các lực lượng quân sự ở châu Á – Thái Bình Dương; mâu thuẫn tranh chấp lãnh thổ Trung - Nhật và tranh chấp ở Biển Đông cũng trở nên nổi bật; tầm quan trọng của vấn đề an ninh giao thông hàng hải ngày càng thể hiện rõ. Hai nước Trung – Nga đã tiến hành cuộc tập trận quân sự “Liên hợp trên biển – 2012”. Một mặt, Nga đã nhân cơ hội này để làm nổi bật sự hiện diện quân sự của mình ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương; mặt khác, Trung Quốc càng nhấn mạnh hơn việc cho phép các quốc gia trong khu vực tham gia vào các vấn đề khu vực.

Sĩ quan Hải quân Nga, Trung Quốc trong cuộc diễn tập "Liên hợp trên biển-2016".
Sĩ quan Hải quân Nga, Trung Quốc trong cuộc diễn tập "Liên hợp trên biển-2016".

Kể từ đó, các cuộc tập trận chung quân sự Trung - Nga trên biển đã bắt đầu được thể chế hóa và bình thường hóa. Đến năm 2015, Trung Quốc và Nga đã tổ chức một cuộc tập trận đổ bộ ba chiều. Quân đội hai nước đã gửi hơn 400 lính thủy đánh bộ đến bờ biển Thái Bình Dương của Nga để tăng cường sự phối hợp và hiệp đồng trong hoạt động tác chiến đổ bộ. Đến tháng 9/2018, với cuộc tập trận chiến dịch liên hợp Trung - Nga mang tên “Phương Đông – 2018” tại thao trường Chugor ở Zabaykalsk Nga, quy mô của tập trận quân sự Trung - Nga đã phát triển tới mức “chưa từng có” và khác với các cuộc tập trận “Sứ mệnh hòa bình” và “Liên hợp trên biển” trước đó. Sự hợp tác giữa hai quân đội đã đạt đến mức độ chặt chẽ trong việc phối hợp giữa các cấu trúc chỉ huy tác chiến và các hệ thống vũ khí.

Lính Hải quân Trung Quốc tham quan tàu săn ngầm Nga tại cảnh Vladivostok sau cuộc diễn tập 9/2017.
Lính Hải quân Trung Quốc tham quan tàu săn ngầm Nga tại cảnh Vladivostok sau cuộc diễn tập 9/2017.

Vào cuối tháng 7/2019, máy bay ném bom chiến lược và máy bay báo động sớm của không quân hai nước đã tham gia chuyến tuần tra chung khu vực châu Á - Thái Bình Dương đầu tiên. Không quân Nga đã huy động 2 máy bay ném bom chiến lược Tu-95 và 1 máy bay báo động sớm A-50; trong khi Trung Quốc huy động 2 máy bay ném bom chiến lược H-6 và 1 máy bay cảnh báo sớm KJ-2000. Bộ Quốc phòng Nga nói trong một tuyên bố rằng, các chuyến tuần tra chung như vậy sẽ được bình thường hóa ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong tương lai như là một phần của quan hệ đối tác Nga - Trung.

Sự thay đổi trong hợp tác quân sự này cũng không tách rời khỏi sự tin tưởng chính trị lẫn nhau ngày càng tăng giữa Trung Quốc và Nga. Một số nhà phân tích cho rằng trước áp lực của Mỹ, hai nước Trung Quốc và Nga đang tiến đến gần nhau hơn vì lợi ích tương ứng của mỗi bên.

Binh lính Trung Quốc và Nga tham gia cuộc diễn tập "Phương Đông-2018".
Binh lính Trung Quốc và Nga tham gia cuộc diễn tập "Phương Đông-2018".

Ví dụ, trong hai năm qua, khi các nhà lãnh đạo của các nước phương Tây tụ hội, các nhà lãnh đạo của Trung Quốc và Nga đều khéo léo tương tác. Tại Hội nghị thượng đỉnh lãnh đạo các nước nhóm G7 ở Canada vào tháng 6/2018, Pháp và Đức bận rộn đáp trả các chính sách đơn phương và cô lập của ông Donald Trump; trong khi đó Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Bắc Kinh tiến hành một chuyến thăm chính thức cấp nhà nước ở Trung Quốc, đồng ý cải thiện cơ chế hợp tác quân sự Nga - Trung hiện có và mở rộng hợp tác thực tế trong các lĩnh vực quân sự và công nghệ quân sự. Tương tự, năm nay, khi các nhà lãnh đạo phương Tây tập trung tại Pháp để kỷ niệm 75 năm cuộc đổ bộ của Đồng minh trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai tại Normandy, ông Tập Cận Bình đã đến thăm Moscow, ký một loạt thỏa thuận thương mại và ý định đầu tư với ông Putin, tuyên bố thiết lập quan hệ đối tác chiến lược song phương rộng lớn hơn.

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trao đổi tại Hội nghị Thượng đỉnh khối Brick tại Brazil tháng 11/2019.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trao đổi tại Hội nghị Thượng đỉnh khối Brick tại Brazil tháng 11/2019.

Do đó, sự tin tưởng lẫn nhau về chính trị giữa Trung Quốc và Nga đang được tăng cường, qua đó cũng thúc đẩy việc tăng cường sự tin cậy và hợp tác quân sự giữa hai nước. Một mặt, cả Trung Quốc và Nga đều cảm thấy phải chịu áp lực từ Mỹ, Trung Quốc đang phải đối mặt với một cuộc chiến tranh thương mại và chiến tranh Lạnh về công nghệ của Mỹ; còn Nga đang phải chịu lệnh trừng phạt kinh tế từ Washington. Cả hai bên đều muốn tăng cường hợp tác với nhau. Trung Quốc có thể có được năng lượng từ Nga, còn Nga có thể có được tiền vốn và một số năng lực sản xuất từ Trung Quốc; đây là tình huống đôi bên cùng có lợi. Mặt khác, Nga cũng muốn đóng vai trò tích cực trong các vấn đề khu vực và toàn cầu,  không cần Trung Quốc phải chủ động lôi kéo. Thay vào đó, lợi ích chiến lược của hai bên đã dẫn đến mức độ hợp tác cao giữa hai nước.

Tàu tuần dương "Varyag" của Nga tới Thanh Đảo tham gia cuộc tập trận "Liên hợp trên biển-2019".
Tàu tuần dương "Varyag" của Nga tới Thanh Đảo tham gia cuộc tập trận "Liên hợp trên biển-2019".

Chính sự tin cậy và hợp tác lẫn nhau cao trong chính trị và kinh tế đã đặt nền móng cho ý muốn tăng cường mạnh mẽ sự hợp tác quân sự giữa hai nước. Đây cũng là nền tảng cơ sở của mô hình hợp tác quân sự “Trung Quốc, Nga +”. Nhưng cả Trung Quốc và Nga đều cho rằng mô hình này không có nghĩa là bài ngoại hoặc nhằm vào bên thứ ba. Đối tác của cuộc tập trận quân sự chung Trung Quốc và Nga lần này là Iran, lần tới có thể là Ấn Độ hoặc các quốc gia khác quan tâm đến việc duy trì hòa bình và ổn định khu vực.

Binh lính Nga thăm tàu hải quân Trung Quốc sau cuộc diễn tập tại cảng Vladivostok năm 2017.
Binh lính Nga thăm tàu hải quân Trung Quốc sau cuộc diễn tập tại cảng Vladivostok năm 2017.

Khác với kiểu quan hệ liên minh giữa các nước phương Tây, mô hình này không phải là hợp tác liên minh, mà là một kiểu hợp tác quân sự dựa trên nhu cầu của tình hình khu vực. Nó có tính linh hoạt nhất định và có thể giúp các nước thứ ba có tính tự chủ hơn. Mối quan hệ liên minh phương Tây bắt đầu tan rã từ nhiệm kỳ thứ hai của ông Barak Obama. Khi ông Trump lên nắm quyền, niềm tin lẫn nhau giữa các đồng minh phương Tây đã bị giảm xuống mức thấp nhất. Trung Quốc cho rằng họ không kết đồng minh, nhưng có thể đạt được hiệu quả tương tự như liên minh phương Tây thông qua mô hình hợp tác quân sự này. Đó mới là điều không bình thường mà họ muốn nhận được.