Cuối năm 2017, Úc đã có một "show diễn" đáng chú ý về phòng thủ tên lửa đạn đạo. Mặc dù, nước thử tên lửa là Triều Tiên nhưng mối đe dọa thật sự tới từ Trung Quốc.
Những tên lửa đạn đạo mới nhất của Trung Quốc kết hợp với các căn cứ quân sự mới xây dựng trái phép đang mài mòn khả năng tự phòng thủ mà không cần dựa vào các lực lượng nước ngoài của Úc. Chính sách quốc phòng tự lực cánh sinh kéo dài 4 thập kỷ của Canberra đang gặp nguy. Trung Quốc đang thay đổi cán cân chiến lược trong khu vực và lực lượng quốc phòng của Úc có thể cần thay đổi để đáp trả.
Tên lửa đạn đạo DF-21 tầm trung MRBM.
Trước khi tiến hành, Úc cần nhận thức kế hoạch quốc phòng cần được định rõ là tổng hợp khả năng và ý định về quân sự của một nước. Nhưng Trung Quốc có chủ tâm với phương sách dài hạn để tăng khả năng quân sự trong khu vực bao gồm cả việc bồi đắp 7 đảo nhân tạo phi pháp tại khu vực Biển Đông. Còn ý định về quân sự chắc chắn có thể thay đổi chỉ trong một đêm.
Lực lượng tên lửa thuộc quân đội Trung Quốc thuộc loại lớn nhất thế giới với 2.000 tên lửa đạn đạo có thể tấn công những vùng đất được phòng thủ kỹ càng cùng các mục tiêu hải quân. Bắc Kinh có rất nhiều tên lửa nhiên liệu rắn với thiết bị phóng cơ động có thể sẵn sàng chuyên chở bằng tàu.
Từ Trung Quốc tới các căn cứ tiền tiêu Bắc Kinh xây dựng trái phép trên Biển Đông mất từ 2 tới 3 ngày. Tại đây, có 3 đảo nhân tạo lớn bao gồm cả sân bay và cầu cảng quan trọng và các công trình quân sự kiên cố. Như quan sát gần đây của ông Philip Davidson Đô đốc Hải quân hạm đội Thái Bình Dương thì:
"Hiện tại, các căn cứ này đã gần hoàn tất. Thứ thiếu duy nhất là một lực lượng quân sự được triển khai. Một khi hoàn thành, Trung Quốc có thể mở rộng ảnh hưởng hàng nghìn dặm về phía nam và phóng chiếu sức mạnh sâu vào trong châu Đại Đương".
Tên lửa đạn đạo DF-26 IRBM
Vũ khí chính gây e ngại cho Úc là tên lửa đạn đạo tầm trung MRBM DF-21C/D và tên lửa đạn đạo tầm trung IRBM DF-26. Cả 2 đều có loại chống hạm và đối đất.
Từ những căn cứ của Trung Quốc, DF-21 có thể bắn tới Philippines, phần lớn đất Malaysia, còn tên lửa DF-26 có thể vươn qua quần đảo Indonesia và vào Tây Papua. Từ những đảo nhân tạo được bồi đắp phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông, DF-21 có thể bắn tới Singapore, Malaysia, phần lớn Indonesia, còn DF-26 có thể bắn tới bắc nước Úc bao gồm vùng Darwin, Katherine (Tindal) và Derby (Curtin).
Lực lượng Quốc phòng Úc có thể nằm trong tầm bắn của DF-21 hay DF-26 nếu Trung Quốc triển khai lực lượng tại Đông Nam Á và tên lửa DF-26 có thể bắn tới bắc Úc nếu được triển khai tại Biển Đông.
Tên lửa đạn đạo DF-26 là tên lửa thông thường có tầm xa nhất thế giới theo quy ước (tầm bắn 3.000 - 4.000km) có thể mang đầu đạn nặng từ 1.200 tới 1.800kg. Nó được phát triển để tấn công chính xác vào những mục tiêu đã định sẵn, có thể là các căn cứ không quân tại Guam và những công trình cảng. Kế hoạch thành lập lữ đoàn DF-26 số 2 được công khai vào cuối năm 2015 và đã thực thi nhiệm vụ vào giữa tháng 4 năm nay. Hiện có khoảng 44 tên lửa đã sẵn sàng và nhiều tên lửa khác đang được chế tạo.
Hệ thống Aegis Ashore tác chiến.
Không nên quá cường điệu vấn đề vì Trung Quốc triển khai lực lượng tên lửa lớn vì có rất nhiều mục tiêu quan trọng của Lực lượng quốc phòng Úc và trong nội địa Úc mà Bắc Kinh không thể "lo hết". Và tên lửa đạn đạo là một vũ khí tốn kém. Khi phóng ra chúng không thể sử dụng lại. Kho vũ khí cũng không dễ bổ sung khiến cho bất cứ cuộc chiến nào sử dụng tên lửa đạn đạo cũng sẽ xảy ra trong thời gian ngắn và không đủ thời gian để chế tạo thêm tên lửa mới.
Bất cứ đối thủ nào sử dụng tên lửa đạn đạo cũng đều phải khéo léo và thận trọng khi dùng chúng, cẩn thận bảo vệ chúng khỏi các cuộc tấn công. Số lượng tên lửa đạn đạo có thể nhắm vào Lực lượng quốc phòng Úc có thể sẽ ở mức thấp. Nhưng ngay cả số lượng nhỏ tên lửa cũng có thể khiến mức thiệt hại rất nghiêm trọng bởi chúng có thể tấn công chính xác với những đầu đạn được tối ưu để tấn công các mục tiêu như căn cứ không quân, các công trình cầu cảng hay những tàu chiến đang neo đậu.
Úc lên kế hoạch ứng phó
Đầu tiên, dù số lượng tên lửa đe dọa phía bắc nước Úc ở mức thấp, Úc cần phải chống lại chúng một mình. Quân đội Mỹ mạnh nhưng với quân số hạn chế và có thể có nhiệm vụ được ưu tiên cao hơn ở đâu đó trong thời điểm xảy ra xung đột. Kể từ những năm 1970, các chính phủ tại Úc đều nhấn mạnh khả năng để tự phòng thủ lục địa mà không dựa vào các lực lượng quân sự nước ngoài. Chính sách của Úc không còn thích hợp để tiếp tục khi mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo phi hạt nhân đang tăng lên.
Thứ hai, đã có những kế hoạch để cải tiến 3 tàu khu trục Hải quân trong dự án Air Warfare Destroyer để chúng có thể mang SM-6 - tên lửa phòng thủ tên lửa đạn đạo vào cuối thập kỷ tới. Hơn nữa, có 9 chiếc tàu khu trục nhỏ cũng đang trong kế hoạch để có khả năng tương tự. SM-6 có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo MRBM nhưng không có khả năng chặn tên lửa IRBM có tốc độ nhanh hơn. Khả năng ngăn chặn tên lửa đạn đạo không phù hợp để bảo vệ phía bắc nước Úc.
Thứ hai, đã có những kế hoạch để cải tiến 3 tàu khu trục Hải quân trong dự án Air Warfare Destroyer để chúng có thể mang SM-6 - tên lửa phòng thủ tên lửa đạn đạo vào cuối thập kỷ tới. Hơn nữa, có 9 chiếc tàu khu trục nhỏ cũng đang trong kế hoạch để có khả năng tương tự. SM-6 có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo MRBM nhưng không có khả năng chặn tên lửa IRBM có tốc độ nhanh hơn. Khả năng ngăn chặn tên lửa đạn đạo không phù hợp để bảo vệ phía bắc nước Úc.
Thứ ba, những chiếc tàu khu trục trong dự án Air Warfare Destroyer có thể cải tiến để sử dụng tên lửa SM-3 Block IIA được Mỹ và Nhật hợp tác phát triển. Tên lửa này có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo IRBM khi chúng đi được nửa đường ở dưới tầng khí quyển. Nhưng sử dụng tàu chiến để triển khai những khẩu đội tên lửa rất khó khăn. Hải quân Úc có thể có 3 tàu khu trục nhưng chỉ có thể triển khai một tàu mỗi lần.
Hệ thống phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối THAAD.
Một hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo phụ với giá thành rẻ hơn có thể dễ triển khai và không tước đi những vũ khí quý giá của Hải quân trong việc kiểm soát biển là Aegis Ashore ở khu vực Darwin. Hệ thống này đã được triển khai tại châu Âu và sẽ có mặt tại Nhật Bản vào năm 2022. Hệ thống phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối THAAD là một lựa chọn có thể thực hiện dù vùng phòng không của nó nhỏ hơn nhiều so với Aegis Ashore. Hai hay nhiều hơn các hệ thống THAAD sẽ là cần thiết cho Úc để bảo vệ trục Darwin/Tindal.
Đánh chặn tên lửa đạn đạo có vẻ như là một câu chuyện khoa học viễn tưởng nhưng đang có mối đe dọa xuất hiện ở phần lớn các vùng thuộc Đông Nam Á. Trung Quốc có thể tạo ra đe dọa thực sự cho phía bắc nước Úc trong vòng 1 vài tuần. Những đảo nhân tạo bồi đắp phi pháp của Trung Quốc và tên lửa mới nhất đã làm thay đổi cán cân chiến lược của Úc trong khu vực.
Kế hoạch của Úc đứng một mình trong một thập kỷ sắp tới đã không còn thích hợp với tình huống hiện tại. Nếu Úc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo một cách tối thiểu thì cũng phải tới 2030 hệ thống này mới sẵn sàng. Nếu Úc vẫn hy vọng sẽ tự lực cánh sinh trong quốc phòng, họ cần thực hiện trang bị hệ thống phòng thủ càng sớm càng tốt.