Kế hoạch này sẽ được thương mại hóa cho các động cơ điện vào nửa đầu năm 2020 và các loại xe điện trong vòng một thập kỷ tới. Các kim loại hiếm hiện chiếm gần 30% các nguyên tố trong nam châm dùng cho động cơ xe điện và xe hybrid.
Phần lớn trong số này là neodymium, giúp nam châm có thể chịu nhiệt độ cao được tạo ra trong khi xe chạy. Nam châm mới của Toyota sẽ thay thế neodymium bằng những nguyên tố đất hiếm khác dồi dào và rẻ hơn như Xeri và Lantan.
Khi các nguyên tố này trao đổi độc lập, nó sẽ làm suy giảm hiệu suất của nam châm, đặc biệt là ở nhiệt độ cao. Do đó, Toyota vẫn áp dụng công nghệ cấu trúc nam châm 2 lớp độc quyền để đảm bảo nam châm mới vẫn giữ được tính từ và chịu nhiết tốt như những sản phẩm hiện có trên thị trường.
Đồng thời, Toyota cũng loại bỏ Dysprosi và Terbi, hai nguyên tố cực hiếm của nguyên liệu đất hiếm trên mẫu nam châm mới.
Động cơ của Toyota Prius hybrid được chế tạo từ nam châm neodymium
Những đổi mới này có thể làm giảm chi phí sản xuất nam châm và giúp thị trường bớt sự phụ thuộc hơn vào Trung Quốc, nơi cung cấp hơn 80% lượng neodymium trên thế giới.
Tuy nhiên, từ năm 2007, Trung Quốc nhận ra nền công nghiệp tiên tiến của Nhật Bản không thể thiếu nguồn nguyên liệu đất hiếm nên đã hạn chế hạn ngạch xuất khẩu sang nước này.
Theo dự báo lạc quan nhất của Toyota, tình trạng thiếu neodymium sẽ diễn ra vào năm 2025 khi xe điện ngày càng trở nên phổ biến. Việc bán ra nguồn nam châm giá hợp lý và ổn định là điều rất cần thiết đối với chiến lược bán hàng tổng thể của Toyota.
Nhà sản xuất ô tô Nhật Bản này đang nhắm tới mục tiêu doanh số bán ra hơn 5,5 triệu chiếc xe thân thiện môi trường sử dụng động cơ điện (xe hybrid khoảng 4,5 triệu chiếc, xe EV và FCV là phần còn lại), chiếm một nửa tổng lượng xe bán ra trong năm 2030.