Top những tựa game đáng chơi nhất trên Nintendo Switch (Phần 7)

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Nintendo Switch là thiết bị chơi game nổi tiếng, đi kèm với nó là kho ứng dụng game "đồ sộ". Vậy hãy cùng tìm hiểu những tựa game hay nhất trên Nintendo Switch nhé.
Ảnh: Cnet
Ảnh: Cnet

13. Bayonetta 2

Ảnh: Cnet

Ảnh: Cnet

Ấn tượng đầu tiên đến từ lối chơi trong Bayonetta 2, tất nhiên phải có những trận chiến hoành tráng với nhịp độ cao, với vô số pha phối hợp ở tốc độ cao. Có thể nói số chiêu thức trong Bayonetta 2 là vô hạn, khi bạn chỉ cần kết hợp hai nút X (đấm) và A (đá) theo thứ tự ngẫu nhiên là Bayonetta sẽ thực hiện hàng loạt động tác, kĩ năng đặc biệt khác nhau với những khẩu súng của mình.

Ngoài ra, còn một tính năng vốn có từ phần một mà không thể không đề cập đến trong Bayonetta 2, vì nó chính là thứ làm nên “thương hiệu” của Bayonetta: Witch Time. Mỗi khi người chơi né tránh một đòn tấn công của kẻ địch vào khoảnh khắc sít sao nhất có thể, Witch Time sẽ được kích hoạt và khiến thời gian gần như ngưng đọng. Trong lúc này, Bayonetta vẫn giữ nguyên tốc độ và có thể lợi dụng thời gian ngắn ngủi đó để tấn công và tiêu diệt dứt điểm môi kẻ địch.

Có thể nói, nhờ vào Witch Time mà nhịp chiến đấu trong Bayonetta 2 được duy trì rất liên tục, rất căng thẳng mà không bị gián đoạn bởi những pha ăn đòn khó hiểu. Sử dụng Witch Time nhuần nhuyễn, người chơi có thể biến các trận đánh trong game thành những thước phim hành động đặc sắc, kèm với hiệu ứng “slow-motion” (quay chậm) vào những khoảnh khắc nguy kịch nhất, gia tăng thêm sự hào hứng khi chơi. Thêm nữa, các màn chiến đấu trong Bayonetta được chăm chú rất tỉ mỉ, nó không bị giới hạn bởi địa hình bằng phẳng mà rất rộng lớn dường như không bị giới hạn bởi không gian.

Điều khiến người đánh giá nhất ở Bayonetta 2 chính là bố cục của game đã đạt đến mức hài hòa tuyệt đối. Mật độ giữa các trận đánh, những đoạn phim cắt cảnh, những pha QTE (quick time event), những bí mật ẩn trong các màn chơi… đều được tính toán kỹ lưỡng, sắp xếp chúng thành một thể hoàn mỹ. Đây chính là nhược điểm mà các tựa game hành động khác thường mắc phải, khi có lúc quá lạm dụng QTE mà khiến nhịp chiến đấu trong game nhàm chán, hoặc quá sa đà vào cốt truyện mà bỏ lơ những tiểu tiết có thể ảnh hưởng đến bố cục của game. Rất may mắn là Bayonetta 2 hoàn toàn vượt qua thử thách cam go này.

Là một game hành động đỉnh cao, tất nhiên ngoài những thứ mà Bayonetta 2 đã có như combo chiến đấu bất tận, đánh đấm, những đoạn cắt cảnh hoành tráng… thì kho vũ khí vẫn là điều người chơi quan tâm nhất. Thật may mắn ở khía cạnh này, Bayonetta một lần nữa phải khiến người chơi hoa mắt. Ở một số game hành động khác như Devil May Cry, Ninja Gaiden… thường nhân vật sẽ được gắn liền với một loại vũ khí chính từ đầu đến hết game nhưng ở Bayonetta lại hoàn toàn trái ngược. Tổng số vũ khí trong Bayonetta 2 đã lên đến con số 12 mà đó là chưa nói đến việc chúng đều đạt đến sự hoàn mỹ về tính cân bằng cũng như tính độc quyền, chẳng món vũ khí nào “đụng hàng” nhau.

Người chơi sẽ mê mẩn trước cách tạo hình thế giới trong Bayonetta 2, từ những thành phố hiện đại sầm uất, đường phố cổ kính ở Noatun và Vigrid, cho đến thế giới thiên đường Paradiso đầy hoa lệ, những nẻo tối âm u rùng rợn mà đẹp đến mê người ở địa ngục Infernal…. Những trận đánh trong Bayonetta 2, như đã nói, diễn ra ở khắp mọi nơi mà tác giả có thể tưởng tượng đến, và điều làm chúng trở nên kịch tính chính là nhờ các góc quay biến ảo vô cùng, khi xa khi gần, đảo lộn ngẫu hứng – và quan trọng nhất là hoàn toàn không khiến người xem chóng mặt.

Những âm thanh hiệu ứng và mô phỏng đã tuyệt vời, nhưng giọng lồng tiếng trong Bayonetta 2 mới đáng gọi là xuất sắc. Từng câu nói mà nhân vật nói đều rất ý nghĩa, đi kèm với nó là chất giọng truyền cảm. Nhìn chung, nếu bạn là người yêu thích những tựa game chặt chém đã mắt thì không thể bỏ qua được tựa game này.

14. Doom

Ảnh: Cnet

Ảnh: Cnet

Khởi điểm, nhiệm vụ ban đầu của trò chơi đem đến ngay những cảm giác rất quen thuộc từ hai phiên bản Doom 2. Cảm giác nhân vật di chuyển nhanh nhẹn từ điểm này sang điểm khác để qua màn rất quen thuộc. Những khẩu súng mà bạn nhặt được ban đầu cũng vậy, vẫn mang cảm giác bắn khá tốt trong trò chơi như “ngày xưa”. Ngay cả bầy quái trong những màn chơi ban đầu cũng thế khi chúng “ném” những viên plasma khiến nhân vật mất máu, cảm giác vừa lạ lại vừa quen. Sau khi hoàn thành ngay màn chơi đầu tiên, bạn sẽ tiếp cận môi trường mới. Bản đồ màn chơi sẽ bung ra rất nhiều hướng, mang đến trải nghiệm khám phá rộng khắp.

Nói Doom là tựa game phiêu lưu hành động kinh dị có lẽ cũng không sai. Vì bên cạnh bắn súng và chất phiêu lưu khám phá, lũ quái vật trong trò chơi khá dị hình dị dạng. Điều này không có gì khó hiểu khi đối tượng mà người chơi phải đối mặt đích thực là lũ quỹ đến từ địa ngục. Và đó cũng là câu chuyện trong Doom. Bạn đang ở trên sao Hỏa. Nơi này đang có một lũ quỹ dữ đến từ địa ngục đang chờ đón. Nhiệm vụ của người chơi là diệt hết lũ quỹ và tiếp cận vị trí qua màn. Nhìn chung, lối chơi trong Doom có mang tính chất lặp lại. Nhưng bạn không bao giờ nhận thấy điều đó với nhịp độ chơi game rất nhanh. Điều này trái ngược với các game bắn súng khác trên thị trường, buộc người chơi phải luôn tìm chỗ nấp rồi “thò đầu” lên bắn, một điều khá “lề mề”.

Tựa game liên tục xoay quanh theo cách người chơi tìm đường trong các hành lang, sau đó bạn tiếp cận "đấu trường". để tiêu diệt số lượng lớn quái vật và sau đó tiếp tục tìm đường trong hành lang và quay trở lại đấu trường. Người chơi tiêu diệt những con quỷ khi chúng biến mất và bạn có thể chọn từ nhiều loại vũ khí khác nhau.

Vũ khí là một trong những điểm hấp dẫn khi chơi FPS trong Doom. Bạn có một khẩu súng lục, súng ngắn, súng trường tấn công hạng nặng, súng phóng tên lửa. Nhưng không chỉ có vậy, ở đây còn có khẩu súng ngắn “khủng”, khẩu BFG trứ danh và nhiều loại súng trường “hạng nặng” khác. Độ cân bằng vũ khí cũng khá tốt, nó luôn khiến người chơi phải tiết kiệm đạn cho những con quái vật hạng nặng hơn là bắn tung tóe. Dù vậy, thường thì bạn chẳng bao giờ để ý đến điều này khi hòa mình trong tiết tấu của trò chơi, và đôi lúc nó có thể gây rắc rối về sau.

Nhưng vũ khí chỉ là một trong những phân cảnh hấp dẫn trong game, điều thú vị hơn chính là hệ thống Glory Kill. Mỗi khi bắn lũ quỷ vừa đủ khiến chúng chớp màu, người chơi có thể tiếp cận và tung những đòn cận chiến để kết liễu chúng, khiến lũ quỷ nổ tung đầy đẹp mắt. Nó giúp tăng máu cho nhân vật, như một cách để thưởng cho đòn kết liễu bạo tàn mà người chơi thực hiện. Ngay cả chainsaw cũng vậy, không được xem là vũ khí cận chiến nữa mà trong Doom chỉ còn là một công cụ. Nó có thể giúp người chơi tiêu diệt được bất kỳ quái vật nào miễn là đủ nhiên liệu cho chiếc máy. Vận dụng chainsaw đúng lúc có thể giúp bạn kiếm được rất nhiều đạn, thứ mà đôi lúc có thể không đủ để sử dụng trong màn chơi.

Gameplay của trò chơi hấp dẫn là vậy nhưng đáng tiếc là trò chơi có cảm giác đuối sức sau khoảng 2/3 thời gian. Tại thời điểm này, Doom gần như không còn một bất ngờ nào cho người chơi. Mọi thứ bạn thấy đều quen thuộc, từ kẻ thù cho đến môi trường màn hình. Nếu trước màn chơi lớn và phân nhánh nhiều nhánh thì nó sẽ có đường đi tuyến tính nặng hơn và ít bí mật hơn. Nhà phát triển dường như đang hy sinh nhịp độ trò chơi để đi sâu vào các đấu trường khổng lồ và gia tăng các đợt tấn công của kẻ thù. Nhưng mặt khác, dường như họ đã hết ý tưởng mới và chỉ cố gắng lập lại những ý tướng ban đầu để hoàn thành phần còn lại của tựa game.

Tuy nhiên, ta không thể đòi hỏi quá nhiều của tựa game vốn đã nổi tiếng với những màn chiến đấu máu lửa giúp người chơi luôn cảm thấy thoải mái, giải trí sau những pha chém giết hoành tráng. Những trải nghiệm bắn giết tuyệt vời mà nó đem lại chắc chắn vẫn sẽ làm hài lòng các game thủ ưa thích dòng game FPS. Song nếu bạn muốn tìm tựa game bắn súng có cốt truyện hay thì Doom đã không phải là lựa chọn ban đầu.

Dịch tổng hợp: Gamesradar, Cnet, Tech Radar