Đó có thể là một thông điệp không rõ ràng hay những quảng cáo mang một số sắc thái phân biệt chủng tộc, những sai lầm như thế còn không nên xảy ra với các hãng quảng cáo nhỏ không có sáng tạo. Như những gì đã thấy trong năm 2017, sai lầm đó còn xảy ra với những hãng tên tuổi lớn với nguồn ngân sách khổng lồ dành cho quảng cáo.
1. Quảng cáo thảm họa “Con bọ” Wolkswagen
Hai năm qua là hai năm đầy sóng gió đối với nhà sản xuất ô tô Đức vì bê bối gian lận khí thải, và tập đoàn này dường như không chỉ đánh mất đi uy tín mà còn mất đi cả tính sáng tạo của họ. Bạn có thể chưa bao giờ nhìn thấy một quảng cáo tầm thường hơn quảng cáo của Wolkswagen trên màn ảnh TV năm nay, với một cặp vợ chồng tăng kích thước chiếc xe lên khi gia đình họ tăng thêm thành viên. Khi gia đình họ tăng thêm thành viên, chiếc Beetle cũng liên tục được đổi thành những chiếc xe lớn hơn, trong đó có cả chiếc Jetta và Atlas. Quảng cáo này xứng đáng nhận điểm 0 về sáng tạo.
2. Dòng tweet “Hoàng tử giáng sinh” của Netflix
Netflix thường là một nhà marketer có tiếng, và thậm chí họ đã từng chiếm được một vị trí trong danh sách những quảng cáo Tốt nhất 2017 của chúng tôi. Nhưng đôi khi những người giỏi nhất và sáng tạo nhất cũng hết ý tưởng độc đáo. Ông lớn về ngành chiếu phim trực tuyến này cho rằng họ có thể chiếm được một trang trên playbook của Spotify, bằng cách sử dụng các dữ liệu người xem để thực hiện một chiến dịch quảng cáo lạ trên Twitter trong mùa lễ hội này. Ngược lại, chiến dịch đó lại phản tác dụng và bị người xem cho là ghê rợn hơn.
“Mặc dù có một số ưu điểm khi bắt chước một cách mù quáng chiến dịch quảng cáo, nhưng đó không thể là một phần trong một chiến lược thành công, dài hạn. Ngày nay, những khách hàng trung thành muốn các hãng yêu thích của phải độc đáo và khác biệt – một điểm không thể đạt được chỉ bằng cách sao chép lại các chiến lược quảng cáo của những hãng khác trên mạng xã hội hay bằng các phương tiện khác”, Jerome Maisch, giám đốc chiến lược sản phẩm tại Digimind nói.
3. Quảng cáo châm chọc Verizon của Sprint
Một số hãng quảng cáo có thể bảo vệ cho mình bằng cách châm chọc các đối thủ, nhưng đây là chiến lược thiếu tính sáng tạo, và thật lòng mà nói thì nó thể hiện sự lười biếng của những người thực hiện quảng cáo. Sprint trong những năm gần đây đã nổi lên là ông vua của những quảng cáo như vậy, họ không ngừng đào bới, moi móc những điểm yếu của Verizon. Ví dụ, quảng cáo này là về một kho giả có tên là “Twice the Price”, ý Sprint gọi Verizon đã tính giá “cao gấp đôi”.
4. Dòng tweet tính phụ phí của Uber
Năm qua đúng là một năm thảm họa đối với Uber, hình ảnh công ty đã trở nên rất xấu với hàng loạt các tai tiếng lớn vì nhiều lý do khác nhau. Nhưng mặt truyền thông của họ cũng không có giúp được gì để làm khởi sắc hình ảnh công ty, và thực tế đây lại là khởi đầu cho sự đi xuống của Uber. Sự thất vọng của khách hàng đối với Uber đầu tiên xuất hiện hồi tháng 1 sau khi công ty này đã cố tình trục lợi trong một cuộc biểu tình của các lái xe taxi phản đối sắc lệnh chống nhập cư của Tổng thống Trump. Khi mà các hãng taxi đồng lòng không chạy xe thì Uber vẫn thực hiện các cuốc xe đều đều, thậm chí còn xóa bỏ phụ phí. Chỉ trong vòng vài giờ, hashtag #DeleteUber đã thu hút số lượng lớn người tham gia và nhiều người đã bắt đầu xóa bỏ ứng dụng Uber khỏi điện thoại mình. Uber đã đưa ra lời xin lỗi và cựu CEO Travis Kalanick đã đưa ra quan điểm của công ty này về vấn đề nhập cư. Nhưng Uber không có động thái nào hơn để khôi phục vị thế của họ.
5. Sai lầm email Boston Marathon của Adidas
Adidas đầu năm nay đã phải chịu chỉ trích rất lớn vì một email quảng bá sử dụng ngôn từ tệ nhất trong lịch sử. Hãng thể thao này đã gửi đi một email chúc mừng những vận động viên chạy “đã sống sót” trong giải chạy Boston Marathon với đối tượng email này hướng đến: “Xin chúc mừng, bạn đã sống sót trong cuộc đua Boston Marathon!” Nhiều người đã cảm thấy bị xúc phạm và lên tiếng chỉ trích về email này bởi nó vô tình làm người ta gợi nhớ lại vụ đánh bom năm 2013 cũng tại cuộc đua marathon tại Boston, vụ đánh bom năm đó đã giết chết 3 người và làm rất nhiều người bị thương. Adidas đã cố gắng sửa sai bằng một email xin lỗi tới những người nhận email đầu.
6. Quảng cáo đánh lừa trên Instagram của hãng Kaiewei Ni
Nhưng nhà sản xuất giày thể thao Trung Quốc Kaiwei Ni đã tạo ra một quảng cáo đánh lừa người dùng. Quảng cáo này đã được thiết kế để trông như là có một mái tóc lơ thơ ở giữa màn hình điện thoại của bạn, với mục đích chính là để lừa người dùng Instagram vuốt lên đó và vô tình tắt trang web của hãng này. Quảng cáo đó của Kaiwei Ni đã bị Instagram gỡ bỏ, trên trang Verge, Instagram cho rằng quảng cáo này đã vi phạm chính sách của họ. Tài khoản này cũng bị cấm quảng cáo trên Instagram. Quảng cáo đó hoàn toàn không có tính sáng tạo, đó đúng hơn là một trò bịp bợm non nớt, rẻ tiền.
“Còn hơn cả tệ nữa, đây thực sự là một quảng cáo bịp bợm và tục tĩu. Có sáng tạo, nhưng là theo một cách rất xấu xí”, Mike Janiak, phó chủ tịch về sáng tạo nói trên Fluid.
7. Quảng cáo “người bố đã mất” của McDonald’s ở Anh
McDonald’s và hãng Leo Burnett Anh đã đánh vào cảm xúc mất mát trong quảng cáo này, quảng cáo đã bị chỉ trích nặng về vì nó khai thác vào sự mất mát của một cậu bé. Quảng cáo nói về người mẹ của một cậu bé cho cậu biết bố cậu là người thế nào, điều này làm cho cậu bé rất buồn bởi giữa cậu và bố cậu dường như chẳng có điểm chung gì. Cho đến khi cậu ăn chiếc bánh Filet-O-Fish tại một cửa hàng McDonald’s, và mẹ cậu nói rằng bố cậu cũng thích ăn món này. Nhiều người thấy quảng cáo này gây khó chịu đến mức Cơ quan Thẩm định Tiêu chuẩn quảng cáo Anh đã phải nhận khoảng 100 lời phàn nàn trước khi McDonald quyết định gỡ bỏ đoạn quảng cáo đó.
8. Quảng cáo “Trắng là thuần khiết” của Nivea
Ý tưởng đằng sau chiến dịch quảng cáo “Trắng là thuần khiết” của Nivea ở Trung Đông là nhằm giới thiệu sản phẩm xịt và lăn khử mùi gây vệt ố vàng trên áo. Nhưng một số nhà làm quảng cáo của Nivea đã không tính đến yếu tố phân biệt chủng tộc tiềm ẩn sau dòng quảng cáo này. Không chỉ bị chỉ trích trên mạng, mà dòng quảng cáo này còn bị những kẻ ủng hộ thuyết da trắng là ưu việt lợi dụng để cho rằng Nivea ủng hộ họ. Nivea đã nhanh chóng đưa ra lời xin lỗi.
“Bất cứ chiến dịch quảng cáo nào với khẩu hiệu “Trắng là thuần khiết” có ý phân biệt chủng tộc cũng là một điều không thể chấp nhận được, rất khó hiểu tại sao họ đã sáng tạo ra quảng cáo đó mà vượt qua được nhiều cấp chấp nhận mà không một ai ngăn chặn từ đầu. Tôi phải thừa nhận rằng do đây là quảng cáo hướng đến những người xem ở Trung Đông mà họ không để ý, trong thế giới có sự liên kết cao như ngày này thì quảng cáo được thực hiện là một giả định khôi hài”, Michael Mothner, người sáng lập và là CEO của công ty tiến thị trực tuyến WPromote cho biết.
9. Quảng cáo 3 giây trên Facebook “có phân biệt chủng tộc” của Dove
Hãng Dove đã gây nên một sự giận dữ rất lớn cho nhiều người hồi tháng 10, khi họ đã đăng một video có độ dài 3 giây trên Facebook nói về một người phụ nữ da đen đã lột từ dưới lên trên để biến thành một phụ nữ da trắng. Đối với người có quan điểm bình thường, thì video này dường như ám chỉ rằng để một người phụ nữ da đen muốn trở nên hấp dẫn, thì cô ta cần phải làm trắng sáng làn da mình. Quảng cáo này không chỉ tạo cảm giác cực kỳ khó chịu cho người xem, mà còn hủy hoại đi hình ảnh ủng hộ phụ nữ, rất được tán thưởng mà hãng này đã mất cả thập kỷ để xây dựng. Hãng mỹ phẩm này đã gỡ bỏ đoạn quảng cáo trên và lên tiếng xin lỗi trên Twitter “chúng tôi đã sai lầm khi mô tả phụ nữ bằng màu da một cách cẩn thận”. Hãng Unilever dường như đã cố gắng để không lặp lại sai lầm đó, và đã bắt đầu thực hiện một quy trình nội bộ mới nhằm sản xuất và đánh giá quảng cáo một cách sáng tạo.
10. Quảng cáo phản đối biểu tình với nhân vật chính là Kendall Jenner của Pepsi
Khi hãng Pepsi lần đầu tiên tung lên đoạn quảng cáo mang tính thời sự về những cuộc biểu tình đầu năm nay, có lẽ đến cả triệu năm sau họ cũng không thể tưởng tượng được đoạn quảng cáo đó của mình lại biến thành một thảm họa. Có lẽ không có một quảng cáo nào bị chỉ trích nặng nề như quảng cáo của hãng nước giải khát này khi họ quay cảnh Kendall Jenner, một người mẫu từ bỏ công việc để tham gia một cuộc biểu tình năm 2017. Pepsi có lẽ muốn chia sẻ một thông điệp hòa bình và những vị giác giống nhau sẽ mang con người lại gần nhau hơn như thế nào, nhưng quảng cáo này đã bị nhiều người cho là một thủ đoạn sử dụng phong trào Black Lives Matter (Người da màu đáng được sống) để trục lợi. Đoạn quảng cáo này đã trở thành một thảm họa quan hệ công chúng và là một ác mộng khó gột rửa đối với Pepsi, và là một lời cảnh báo cho nhiều hãng khác. Mặc dù nhiều marketer khác đã thận trọng hơn khi đề cập đến những vấn đề nóng, nhưng các cơ quan về quảng cáo đã bắt đầu sử dụng trường hợp này để phản đối việc sản xuất quảng cáo nội bộ.
“Đây đúng là một thảm họa lớn nhất của năm”, ông Aimee Woodall, người sáng lập và là chủ tịch cơ quan quảng cáo xuất phát từ sự kiện The Black Sheep Agency cho biết.