Tin chữ hay tin hình sẽ chiếm ưu thế trong "cuộc chiến" thông tin trực tuyến?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin cũng như cuộc chiến khốc liệt trong cách thức sáng tạo nội dung, đã dẫn đến người đọc bị phân tâm trước việc tiêu thụ thông tin trong quỹ thời gian ít ỏi của mình.
Độc giả hiện nay đang duy trì thói quen đọc tin văn bản hơn là xem tin dưới dạng video.
Độc giả hiện nay đang duy trì thói quen đọc tin văn bản hơn là xem tin dưới dạng video.

Thực tế cho thấy dù là trong quá khứ hay hiện tại, thì việc tiêu thụ nội dung trên không gian mạng chủ yếu vẫn thiên về tiếp nhận thông tin qua các bài báo dạng văn bản.

Theo báo cáo mới nhất của Reuters năm 2022 về khảo sát tin tức trực tuyến thực hiện với hơn 93.000 người đọc tại 46 quốc gia, 6 châu lục cho thấy, ở các độ tuổi, hầu hết người đọc vẫn thích đọc tin tức dưới dạng văn bản trực tuyến hơn là xem các tin tức video. Vấn đề này cũng từng được Reuters đề cập từ những năm 2018-2019 trước đó.

Tỉ lệ người đọc qua các nhóm tuổi tiếp cận thông tin dưới dạng tin chữ vẫn chiếm đa số

Tỉ lệ người đọc qua các nhóm tuổi tiếp cận thông tin dưới dạng tin chữ vẫn chiếm đa số

Có sự khác biệt đáng kể giữa các thị trường đặc biệt xoay quanh sở thích đọc, hoặc xem tin tức trực tuyến. Ở các thị trường phát triển với lịch sử hình thành văn hóa đọc lâu đời như Phần Lan hay Na Uy, thì số người đọc tin tức dưới định dạng chữ chiếm tới 85% và 78%.

Tại khu vực châu Á, Nhật là nước có nhu cầu tiêu thụ tin tức dưới dạng chữ lớn nhất, chiếm 67%. Trong khi đó một số quốc gia như Thái Lan hay Brazil thì lại nằm cuối bảng. Việc sử dụng mạng xã hội để tiếp cận tin tức nhìn chung phổ biến và chiếm tỷ trọng cao tại khu vực Mỹ Latinh (Mehico, Peru, Colombia và Chile) cũng như các quốc gia châu Á – Thái Bình Dương (Philippines, Taiwan).

Lý do người đọc thích tiếp cận với tin tức dưới dạng chữ

Lý do người đọc thích tiếp cận với tin tức dưới dạng chữ

Nhìn chung, những người được hỏi cho biết họ thích đọc tin tức trực tuyến hơn là xem dưới dạng video, vì nó nhanh hơn (50%) hoặc cho phép họ kiểm soát nhiều hơn việc tiếp nhận tin tức chủ động (34%). Khoảng một phần ba (35%) cho thấy họ không thoải mái khi phải xem những đoạn quảng cáo đầu mỗi video trước khi xem được nội dung thông tin.

Trong khi đó (17%) cho rằng video không thêm bất kỳ giá trị vượt trội nào khi đọc 1 tin văn bản thông thường, 13% phải vật lộn với các vấn đề kỹ thuật khi cố gắng xem video và 8% lo lắng về chi phí đường truyền dữ liệu – con số đặc biệt nhiều hơn ở các nước châu Phi như Kenya (35%) và Nigeria (35%).
Có lẽ đây cũng là lý do chính khiến các độc giả vẫn duy trì thói quen đọc tin chữ văn bản hơn là xem tin dưới dạng video cho dù đang có một cuộc đua tranh khốc liệt giữ các platform về hình thức thể hiện nội dung trong nhiều thập kỷ qua.

Lý do người đọc thích xem tin tức video

Lý do người đọc thích xem tin tức video

Ngược lại, những người thích xem tin tức video trực tuyến thì lại cho rằng với họ đây là cách tiếp cận tin tức dễ dàng hơn (42%) và hấp dẫn hơn ( 41%). Một số lại có sở thích kỳ lạ là thích xem những phóng viên tác nghiệp khi đưa tin (chiếm 20%) vì theo họ chính những phóng viên, nhà báo, nhân vật dẫn chuyện,… làm cho câu chuyện trở nên sống động, được kể một cách đầy đủ hơn và nhân văn hơn, giúp người xem dễ dàng theo dõi hơn.

Và cuối cùng, lý do chính để người xem thích tiếp nhận thông tin dưới dạng video trực tuyến hơn, là họ khá “nghiện” mạng xã hội. Con số này chiếm khoảng 24%. Đơn giản là các dạng video này tự xuất hiện trên news feed của họ hàng ngày. Đặc biệt từ các khán giả nhỏ tuổi. Họ tiếp xúc nhiều với các mạng xã hội như Facebook, Instagram và TikTok mỗi ngày. Đây có lẽ là cách tiếp nhận tin tức video một cách bị động phổ biến nhất hiện nay.