Thực hư thông tin máy bay Mỹ, NATO trực tiếp tham chiến ở Ukraine?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Mới đây, trên mạng xã hội Nga đưa hình ảnh mảnh vỡ của tên lửa chống bức xạ AGM-88 được tìm thấy ở một trận địa của quân Nga. Loại tên lửa này chưa bao giờ nằm ​​trong danh sách vũ khí Mỹ cung cấp cho Ukraine.
Trang web TheDrive của Mỹ viết về sự xuất hiện của tên lửa AGM-88 HARM ở Ukraine (Ảnh: Zhihu).
Trang web TheDrive của Mỹ viết về sự xuất hiện của tên lửa AGM-88 HARM ở Ukraine (Ảnh: Zhihu).

Tại khu vực diễn ra “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Ukraine, quân đội Nga lần đầu tiên phát hiện các mảnh vỡ của tên lửa chống bức xạ tốc độ cao AGM-88 HARM do Mỹ sản xuất. Loại tên lửa này được thiết kế để chuyên tấn công hệ thống radar của đối phương, nhưng trước đây chưa hề có thông tin nào về việc Hoa Kỳ vận chuyển loại vũ khí này tới Ukraine.

Các mảnh vỡ của tên lửa chống bức xạ tốc độ cao AGM-88 HARM được tìm thấy ở một trận địa của quân Nga trong khu vực Kherson, trên phần còn lại của bộ phận đuôi được ghi kí hiệu “BSU-60 A/B ". Đây là kí hiệu đặc biệt của tên lửa chống bức xạ AGM-88 của Mỹ. Bức ảnh này cho thấy dường như đó là tên lửa mẫu BSU-60 A/B của tên lửa AGM-88 HARM, số sê-ri là QLN 406384. “BSU-60 A/B” là kí hiệu đặc biệt của loạt tên lửa chống bức xạ AGM-88 của Mỹ.

Mảnh vỡ được cho là của tên lửa AGM-88 HARM tìm thấy tại trận địa Nga ở Kherson đăng trên mạng xã hội Nga (Ảnh: Sohu).

Mảnh vỡ được cho là của tên lửa AGM-88 HARM tìm thấy tại trận địa Nga ở Kherson đăng trên mạng xã hội Nga (Ảnh: Sohu).

Đáng chú ý, đây là bằng chứng đầu tiên về việc quân đội Ukraine sử dụng loại tên lửa này. Tuy nhiên, trong danh sách chính thức của Lầu Năm Góc loại vũ khí này không hề được liệt kê.

Đồng thời, vấn đề không chỉ là loại vũ khí này được vận chuyển đến Ukraine bằng cách nào mà còn là nó đã được phóng từ loại máy bay nào, và nếu nó vẫn xảy ra thì mối đe dọa đối với Nga càng lớn.

Tên lửa chống bức xạ tốc độ cao AGM-88 HARM là loại tên lửa chống radar có khả năng tiêu diệt các đài radar và đài dẫn đường cho tên lửa. Nó được điều khiển bằng chùm sóng vô tuyến phát ra từ mục tiêu của đối phương. Hơn nữa, tọa độ của mục tiêu vẫn còn ở trong bộ nhớ của tên lửa ngay cả khi radar đối phương đã ngừng phát sóng.

Ký hiệu trên cánh đuôi của tên lửa AGM-88 HARM (Ảnh: Sohu).

Ký hiệu trên cánh đuôi của tên lửa AGM-88 HARM (Ảnh: Sohu).

Tên lửa chống bức xạ tốc độ cao AGM-88 HARM, được đưa vào phục vụ trong Quân đội Hoa Kỳ từ năm 1983, được đặc biệt phát triển cho các máy bay chiến đấu của Hoa Kỳ và có khả năng bắn trúng không chỉ radar mà còn cả vô tuyến điện với các tần số hoạt động khác nhau. Một số máy bay chiến đấu của châu Âu cũng có thể sử dụng tên lửa chống bức xạ tốc độ cao AGM-88 HARM này.

Nhìn chung, quân đội các nước Đức, Italy, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp và Hàn Quốc đều có tên lửa chống bức xạ AGM-88 HARM. Tên lửa chống bức xạ tốc độ cao AGM-88 HARM đã gây tiếng vang lớn trong Chiến dịch Bão táp sa mạc năm 1991, chuyên dùng để đối phó với các đài radar phòng không của Iraq.

Một đài radar phòng không của quân Nga bị phá hủy (Ảnh: Zhihu).

Một đài radar phòng không của quân Nga bị phá hủy (Ảnh: Zhihu).

Điều đó cũng có nghĩa là, các máy bay chiến đấu của Mỹ hoặc NATO đều có thể sử dụng tên lửa chống bức xạ tốc độ cao AGM-88 HARM. Nhưng không có thông tin nào cho thấy các loại máy bay chiến đấu của Liên Xô trước đây hay Nga có thể sử dụng loại tên lửa chống bức xạ tốc độ cao này. Máy bay mà Lực lượng Không quân Ukraine đang sử dụng đều là những máy bay chiến đấu cũ từ thời Liên Xô, chúng khó có khả năng phóng tên lửa chống bức xạ tốc độ cao AGM-88 HARM này. Vậy, câu hỏi đặt ra là ai đã phóng tên lửa chống bức xạ AGM-88 HARM? Lẽ nào không quân NATO hoặc Mỹ đã trực tiếp ra tay?

Sohu dẫn lời một số chuyên gia đưa ra quan điểm của họ về vấn đề này. Họ cho rằng những tên lửa chống bức xạ tốc độ cao AGM-88 HARM này có thể đã được phóng từ máy bay chiến đấu F-22 của Mỹ. Vào tuần trước 12 chiếc F-22 đã được chuyển từ Anh tới một căn cứ không quân quân sự ở thành phố Legnica của Ba Lan. Trước đó đã có dấu hiệu cho thấy các máy bay F-22 của Mỹ sẽ được sử dụng cho các nhiệm vụ bí mật ở biên giới Ba Lan-Ukraine.

Tên lửa AGM-88 HARM lắp trên máy bay Mỹ (Ảnh: Zhihu).

Tên lửa AGM-88 HARM lắp trên máy bay Mỹ (Ảnh: Zhihu).

Quân đội Nga cũng đã phát triển thiết bị gây nhiễu liên quan, một thiết bị gây nhiễu bảo vệ đặc biệt có tên là Gazetachik-E, có thể tạo thành một đám mây vật liệu phản xạ radar phía trên hệ thống phòng không, để tên lửa không thể tìm thấy mục tiêu.

Vấn đề đặt ra là những tên lửa AGM-88 HARM này của Mỹ đến Ukraine từ đâu? Có thể đây là sản phẩm của một số vụ giao hàng bí mật? Nhưng không có loại máy bay nào của Ukraine tương thích với việc phóng chúng.

Ba Lan có lẽ là quốc gia duy nhất ở Đông Âu có khả năng tiếp cận công nghệ như vậy. Do đó, rất có thể chiếc F-22 của Mỹ đã bay từ Ba Lan vào Ukraine và bắn tên lửa chống bức xạ AGM-88 HARM tiêu diệt hệ thống radar tên lửa phòng không Nga.

Do khả năng độ hiển thị trên radar của F-22 rất thấp (thấp hơn nhiều lần so với F-35), chúng có khả năng được sử dụng cho các hoạt động bí mật như vậy trên lãnh thổ Ukraine.

Tuy nhiên, nếu điều này được xác nhận, nó đồng nghĩa với việc Mỹ đã trực tiếp can dự vào cuộc chiến chống Nga của Ukraine. Đây là một tình huống rất khác, và Tổng thống Nga Putin tất phải phản ứng theo một cách rất khác.

Hơn nữa, phán đoán từ tuyên bố mới nhất của Mỹ, xung đột quân sự Nga-Ukraine sẽ không kết thúc vào mùa Đông mà sẽ tiếp tục vào năm tới, và Mỹ sẽ làm mọi thứ để giải quyết vấn đề này, người Mỹ có ý định làm trầm trọng thêm tình hình. Với cách tiếp cận chính trị này đối với các sự kiện ở Ukraine, sẽ không ngạc nhiên nếu Lầu Năm Góc phối hợp với chính quyền Biden để sử dụng F-22 cho một hoạt động bí mật tiêu diệt các hệ thống tên lửa phòng không của Nga ở Ukraine.

Tên lửa AGM-88 HARM được phóng từ máy bay F-22 Mỹ (Ảnh: Sohu).

Tên lửa AGM-88 HARM được phóng từ máy bay F-22 Mỹ (Ảnh: Sohu).

Làm thế nào để đối phó tên lửa chống bức xạ AGM-88 HARM của F-22?

Tính năng tàng hình của F-22 tốt đến mức khi quân đội Nga phát hiện ra nó đã là quá muộn. Đương nhiên, quân đội Nga có thể ứng phó riêng các tên lửa chống bức xạ. Khó khăn nằm ở chỗ, phát hiện ra máy bay F-22 trước và có thời gian cho hệ thống phòng không mặt đất khóa mục tiêu.

Tuy nhiên, một số ý kiến ​​lại cho rằng F-16C là máy bay duy nhất trong kho hiện tại của Không quân Mỹ sử dụng tên lửa AGM-88 HARM.

Theo tin của trang web TheDrive - War Zone, có thể quân đội Ukraine đã sử dụng tên lửa AGM-88 HARM cấu hình mặt đất. Thêm vào đó, truyền thông Ukraine đã dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine cho biết, các tên lửa chống bức xạ sẽ được gửi tới Ukraine và quân đội Ukraine sẽ có các loại tên lửa chống radar đặc biệt mà trước đây họ không có.

Rốt cục, liệu có phải F-22 hay F-16 đã tham chiến, hay Mỹ đích thân gửi tên lửa AGM-88 HARM đến, câu trả lời sẽ sớm được biết.