|
Mỹ đang phát triển tiêm kích thế hệ thứ 6.(Ảnh: AIF) |
Trao đổi với chuyên trang quốc phòng Defense News, tướng không quân Mỹ Mark Kelly đã nói về chương trình phát triển bí mật dòng tiêm kích thứ 6 với tên gọi “Ưu thế trên không” – “ Next Generation Air Dominance”, NGAD. Chương trình này đang gặp phải rất nhiều vấn đề như bảo đảm tuyệt mật, giá thành cao và đại dịch COVID-19.
Một trong những nội dung ít ỏi của chương trình NGAD được tướng Mark Kelly tiết lộ, đó là : “Triển khai tác chiến trên không các hệ thống được kết nối với nhau, như máy bay tiêm kích, máy bay không người lái, vệ tinh vũ trụ, các nền tảng trong không gian mạng”.
Mỹ bắt đầu phát triển dòng tiêm kích thế hệ 6 từ những năm 2000. Mọi công việc đều do Tập đoàn Boeing đảm nhiệm trong điều kiện đảm bảo an ninh và bí mật cao độ. Mọi chi tiết về dự án NGAD đều không được tiết lộ, duy nhất chỉ có một điều được công bố, đó là tác giả của dòng tiêm kích thế hệ mới này sẽ lập nên nhiều kỷ lục mới. Một trong những tập đoàn công nghiệp quốc phòng sẽ tham gia thử nghiệm máy bay mới. Tiêm kích thế hệ 6 sẽ phối hợp hoạt động cùng các tiêm kích thế hệ 5, như F-22 Raptor và F-35 Lighning II.
Có những thông tin cho biết về vị trí tác chiến của những tiêm kích thế hệ mới: đó là những nơi đặc biệt nguy hiểm, những nơi mà quân đội của NATO muốn xâm nhập sẽ phải chịu những tổn thất vô cùng to lớn (kể cả những khi có ưu thế áp đảo về lực lượng), những trận địa được đối phương bố trí hệ thống phòng không, không quân dày đặc, là địa bàn có những mục tiêu tối quan trọng của đối phương.
Năm 2010, Mỹ đã ra mắt mô hình của ba tiêm kích thế hệ 6, với tỷ lệ 1/16. Đó là hạng nhẹ, hạng trung và hạng nặng, với thứ tự trọng lượng cất cánh lần lượt là 18, 27 và 42 tấn. Máy bay tiêm kích thế hệ 6 của Mỹ có dạng phẳng, không có đuôi, được tích hợp công nghệ tàng hình. Bên trong máy bay có 3 khoang để bố trí tên lửa không đối không, và tên lửa không đối đất.
Những tiêm kích thế hệ 6 của Mỹ sẽ có phi công phụ, Mỹ sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo AI để thiết kế vị trí phi công phụ này.
Một số nguồn tin cho biết, Mỹ triển khai chương trình tiêm kích thế hệ 6 chủ yếu là để đối trọng với Nga và Trung Quốc. Những tiêm kích để đối trọng với Trung Quốc là những máy bay tầm xa, hoạt động ở Thái Bình Dương, có giá thành rất cao. Phiên bản để đối trọng với Nga có tầm bay ngắn hơn, chủ yếu để hoạt động ở châu Âu.
Tiêm kích thế hệ mới của Mỹ có thể hoạt động trên các tàu sân bay, các kỹ sư Mỹ đã thiết kế thiết bị hỗ trợ cất cánh điện từ, có trọng lượng lên tới 45 tấn. Bên cạnh những phiên bản tiêm kích thế hệ 6 có người lái, Mỹ đồng thời phát triển tiêm kích thế hệ 6 không người lái.
Tiêm kích thế hệ 6 của Mỹ có hai động cơ phản lực, cửa hút gió được bố trí bên cạnh buồng lái, vòi phun có dạng phẳng để hạn chế bị hệ thống radar đối phương phát hiện.
Năm 2020, nguyên mẫu tiêm kích thế hệ 6 của Mỹ đã thực hiện cất cánh duy nhất một lần (để đảm bảo yếu tố bí mật). Dự tính một số lượng nhỏ máy bay tiêm kích thế hệ 6 sẽ được Mỹ đưa vào sản xuất sớm nhất là vào năm 2022.