Trong 500 năm qua các nước châu Âu như Bồ Đào Nha, Hà Lan, Tây Ban Nha, Anh quốc, Pháp và Đức có thể kiếm được rất nhiều trên khắp thế giới bằng cách phóng chiếu sức mạnh hải quân của họ ra nước ngoài. Vì dân số thế giới thường sống dọc những bờ biển và rất nhiều sự giao thương được thực hiện trên đường hàng hải, những chiến hạm xuất hiện bất ngờ có thể đe dọa dân cư địa phương.
Những hạm đội có thể cướp bóc, bắt cư dân phải nộp cống, trừng phạt những ai bất tuân và sử dụng những tài nguyên cướp bóc được để chế tạo thêm nhiều tàu, mở rộng phạm vi những đế chế hải quân của họ.
Tên lửa siêu thanh Zircon của Nga.
Đất nước thừa kế lớn nhất của kế hoạch đế chế hải quân chính là Mỹ - có thêm sức mạnh từ trên không cùng với hạm đội tàu sân bay lớn cùng một mạng lưới các căn cứ quân sự ở khắp nơi trên hành tinh có thể áp đặt hòa bình kiểu Mỹ trên toàn thế giới. Hay ít nhất họ đã có thể làm vậy trong khoảng thời gian Liên Xô sụp đổ, trước khi Nga và Trung Quốc nổi lên như những quyền lực mới - khi hai nước đã phát triển những kỹ thuật chống hạm và phòng không mới. Nhưng hiện tại vị thế của Mỹ đang lung lay và có thể bước tới hồi kết.
Trước khi Liên Xô sụp đổ, quân đội Mỹ hoàn toàn không dám đe dọa trực tiếp các nước được Liên Xô bảo vệ. Tuy nhiên, bằng cách sử dụng sức mạnh hải quân chi phối những khu vực có dầu thô và làm cho thương mại dầu thô phải sử dụng tiền USD, Mỹ tồn tại và làm giàu nhờ phương tiện "nợ USD" và thúc ép các nước trên thế giới phải đầu tư vào họ. Mỹ sẽ nhập khẩu bất cứ thứ gì họ muốn bằng cách sử dụng luồng tiền mượn bên ngoài trong khi xuất khẩu ra sự lạm phát, và cướp đi số tiền tiết kiệm của mọi người trên thế giới.
Trong tiến trình này, Mỹ đã làm bùng nổ nợ công. Khi quả bom nợ công vỡ ra sẽ gây ra thảm họa về kinh tế ở những nước ngoài biên giới Mỹ. Và quả bom này sẽ nổ khi Mỹ không thể kiếm được những đồng USD từ dầu mỏ dựa vào sức mạnh của Hải quân và Không quân. Công nghệ tên lửa mới khiến đế chế hải quân sẽ thất bại. Trước đây, để thắng một trận hải chiến, một bên phải có sức mạnh áp đảo kẻ thù về tốc độ và hỏa lực.
Trong thông điệp liên bang trước Quốc hội Nga, tổng thống Putin đã giới thiệu một loạt những vũ khí mới, các loại tên lửa có thể bắn tới bất cứ đâu trên thế giới và không thể đánh chặn.
Hạm đội Tây Ban Nha đã bị hạm đội Anh đánh chìm. Và điều này có nghĩa là chỉ có những nước có nền công nghiệp tương xứng với Mỹ có thể mơ tới việc chống lại quân đội của họ. Nhưng hiện tại tình huống đã thay đổi: Tên lửa mới của Nga có thể phóng từ khoảng cách hàng nghìn km, không thể đánh chặn và chỉ cần một tên lửa để đánh đắm một tàu khu trục hay 2 tên lửa để phá hủy một tàu sân bay. Hạm đội của Mỹ giờ có thể bị đánh chìm mà không có sự đối đầu với một hạm đội khác. Kinh tế và ngân sách quốc phòng của Mỹ và Nga khác biệt, nhưng người Nga có thể chế tạo nhiều tên lửa siêu thanh nhanh và rẻ hơn Mỹ có thể chế tạo thêm những tàu sân bay.
Một sự cân bằng đáng chú ý là sự phát triển về khả năng phòng không của Nga: Hệ thống S-300 và S-400 có thể hoàn toàn phong tỏa bầu trời của một đất nước. Bất cứ nơi nào các hệ thống này được triển khai như tại Syria, quân đội Mỹ phải tránh xa tầm bắn của các tên lửa này. Ưu thế về không quân và hải quân của Mỹ đang tan biến. Quân sự Mỹ tụt hậu do phải dùng một lượng quân viễn chinh lớn, một lựa chọn khó có thể chấp nhận về mặt chính trị và đã chứng minh sự không hiệu quả tại Iraq và Afghanistan.
Mỹ chỉ còn một lựa chọn là vũ khí hạt nhân nhưng kho vũ khí hạt nhân đó lại chỉ có tác dụng ngăn chặn. Ý nghĩa đặc biệt của vũ khí hạt nhân là để các cuộc chiến không leo thang quá mức nhưng điểm cốt yếu ở đây là sự thống trị toàn cầu của Mỹ về hải quân và không quân đã chấm dứt. Vũ khí hạt nhân không có tác dụng trong trường hợp này đặc biệt là việc dùng nó để chống lại cường quốc hạt nhân khác, sử dụng nó là một bước đi tự sát.
Tàu sân bay Theodore Roosevelt của Mỹ.
Các sự kiện xảy ra đang báo hiệu những vấn đề lớn, lịch sử thế giới luôn thay đổi bởi những điều tưởng như nhỏ nhặt. Như việc Julius Caesar vượt dòng Rubicon những tưởng chỉ là một lần vượt sông. Cuộc hội quân của Liên Xô và Mỹ tại sông Elbe cũng tưởng như một sự kiện nhỏ nhưng thật sự nó lớn như cuộc bao vây Leningrad, trận chiến Stalingrad hay sự sụp đổ của Berlin. Những sự kiện nhỏ như vậy đánh dấu sự thay đổi của lịch sử.
Và có thể người ta đã chứng kiến một điều tương tự với một trận chiến nhỏ tại Đông Ghouta, Syria. Tại đây, Nga tố Mỹ đã dựng lên sự kiện "chất độc hóa học" để tạo lý do tấn công những cơ sở và căn cứ không quân tại Syria. Những nhà cầm quyền thiết lập chính sách ngoại giao của Mỹ muốn cho công chúng thấy họ vẫn quan trọng và có vai trò trong cuộc chơi nhưng điều thực tế xảy ra là sức mạnh hải quân và không quân Mỹ cho thấy Mỹ hoàn toàn đang yếu thế.
Dĩ nhiên tất cả những điều này là tin xấu với quân đội và chính sách ngoại giao của Mỹ cũng như những nghị sĩ ra quyết định cho hoạt động của các nhà thầu quân sự và địa điểm cho những căn cứ quân sự Mỹ. Rõ ràng, đây cũng là tin xấu cho các nhà thầu quốc phòng, cho các cá nhân diều hâu muốn xây thêm các căn cứ quân sự...
Nhưng có vẻ đây cũng là một tin tức tốt về mặt kinh tế vì chi tiêu quốc phòng là thứ duy nhất kích thích nền kinh tế và tạo nên khả năng chính trị của chính phủ Mỹ. Những dự án đang thực hiện của ông Obama không làm gì để giảm tỷ lệ sụt giảm về lao động ở Mỹ hay nói một cách thực tế là rất nhiều người Mỹ đang mất việc. Đây cũng là một kế hoạch tốt để ném tiền vào công ty Space X của Elon Musk (trong khi vẫn tiếp tục mua những động cơ tên lửa quan trọng từ Nga - đất nước đang bàn thảo về việc cấm xuất khẩu những mặt hàng này sang Mỹ để trả đũa với các lệnh trừng phạt mà Mỹ đưa ra). Về mặt ngắn hạn, thiếu đi sự kích thích kinh tế về mặt quốc phòng, kinh tế Mỹ sẽ có những thay đổi lớn.
Một điều không cần đề cập tới là việc tất cả những ai dính líu tới sự việc sẽ làm hết sức để phủ nhận hoặc giấu đi sự thật rằng chính sách ngoại giao và khả năng quốc phòng của Mỹ đang bị vô hiệu hóa. Đế chế Hải quân và Không quân của Mỹ sẽ không tàn dần do thua về mặt quân sự hay khi tin tức về sự "vô dụng" của quân đội được tung ra, mà vì Mỹ phải cắt giảm các hoạt động do thiếu ngân sách. Có thể Mỹ sẽ tạo ra những tiếng vang lớn trước khi từ bỏ những chiến dịch của mình nhưng sau đó người ta sẽ được nghe những lời than vãn. Đó là cách Liên Xô đã từng sụp đổ và Mỹ sẽ bước theo.