Tên lửa liên lục địa giá bao nhiêu, mà không phải quốc gia nào cũng có thể mua?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Với quan niệm trong thế giới ngày nay, nếu có vũ khí răn đe mạnh, an ninh của đất nước và người dân sẽ được đảm bảo; một số quốc gia tìm cách đầu tư nghiên cứu, phát triển vũ khí và thiết bị quân sự của mình.
Tên lửa liên lục địa Dongfeng-41 của Trung Quốc phóng thử nghiệm (Ảnh: zhihu).
Tên lửa liên lục địa Dongfeng-41 của Trung Quốc phóng thử nghiệm (Ảnh: zhihu).

Trong số đó, răn đe hạt nhân chắc chắn là hiệu quả nhất, dù rất tốn kém tiền bạc nhưng vẫn có nhiều quốc gia sẵn sàng đầu tư nhiều nhân lực, vật lực và tài chính. Tuy nhiên, hiểm họa vũ khí hạt nhân không thể xem thường, hiện nay trên thế giới không cho phép các quốc gia mới nghiên cứu phát triển bom hạt nhân, vì vậy, đối với nhiều quốc gia, tên lửa liên lục địa có thể đóng vai trò quan trọng đảm bảo an ninh quốc phòng. Tuy nhiên, việc chế tạo tên lửa liên lục địa tốn rất nhiều tiền, cư dân mạng đã tính toán và có thể nói là quá đắt đối với nhiều quốc gia.

Cấu trúc và phân bố tên lửa liên lục địa

Nói chung, tên lửa liên lục địa là tên lửa tầm xa có tầm bắn khoảng 8.000 km, tuy nhiên, với sự đổi mới liên tục của công nghệ, tầm bắn của tên lửa liên lục địa đã vượt xa 8.000 km và đóng một vai trò quan trọng trong quá trình răn đe quân sự.

Mỹ phóng thử tên lửa Minuteman-3 đầu năm nay (Ảnh: AP).

Mỹ phóng thử tên lửa Minuteman-3 đầu năm nay (Ảnh: AP).

Nói đến việc chế tạo tên lửa liên lục địa, đầu tiên là do Liên Xô sản xuất từ đầu những năm 1950 của thế kỷ trước, nhưng trong một quá trình phát triển lâu dài do một loạt nguyên nhân như giá thành chế tạo, công nghệ liên quan, chi phí bảo trì, v.v. . của tên lửa liên lục địa mà hiện nay trên thế giới chỉ có 5 quốc gia có loại vũ khí này, điều này cho thấy sự khó khăn trong việc chế tạo nó. Vậy rốt cục một quả tên lửa liên lục địa có giá bao nhiêu?

Nói chung, để tính giá của một tên lửa liên lục địa, trước tiên phải xét từ các bộ phận cấu thành, chủ yếu được chia thành chi phí của thân đạn tên lửa, phương tiện phóng, chi phí của hệ thống hỗ trợ phóng và chi phí nhân lực trong quá trình sản xuất và sử dụng. Giá cả của thân đạn tên lửa chủ yếu dựa vào cấu tạo của tên lửa, quan trọng nhất là nhiên liệu và vỏ động cơ. Trong việc lựa chọn nhiên liệu, nhiên liệu thời kỳ ban đầu nói chung là chất lỏng, được chia thành chất oxy hóa và chất đốt cháy. Hiện nay, hầu như tất cả các tên lửa liên lục địa đều sử dụng nhiên liệu rắn.

Tên lửa Topol-M của Nga (Ảnh: RIA).

Tên lửa Topol-M của Nga (Ảnh: RIA).

Chi phí tên lửa liên lục địa ở các quốc gia

Trong những năm đầu tiên, có thông tin cho rằng giá của một tên lửa đạn đạo liên lục địa di động trên đường Topol-M của Nga là 25 triệu USD và đó là giá chế tạo tại thời điểm đó. Giá tên lửa đạn đạo liên lục địa hiện không ngừng tăng lên, thậm chí giá đã cao gấp mấy lần giá thành ban đầu, vượt quá khả năng mua sắm của một số nước nhỏ muốn có nó.

Năm 2003, Nga từng tiết lộ giá mỗi quả Topol-M thời điểm đó đã có giá thành 60 triệu USD chứ không phải 25 triệu như trước, loại RS-24 Yars hiện đại hơn bắt đầu xuất hiện từ năm 2007 chắc chắn giá thành còn cao hơn Topol-M.

Tên lửa ICBM thế hệ mới RS-24 Yars của Nga (Ảnh: RIA).

Tên lửa ICBM thế hệ mới RS-24 Yars của Nga (Ảnh: RIA).

Loại tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng trên đất liền nổi tiếng nhất của Mỹ chắc chắn là loại tên lửa Minuteman-3, được đưa vào sử dụng vào những năm 1970 và hiện vẫn đang trong biên chế lực lượng vũ khí chiến lược Mỹ. Theo dữ liệu chính thức do Mỹ công bố, mỗi quả tên lửa đạn đạo liên lục địa Minuteman-3 là 33 triệu USD. Một loại tên lửa liên lục địa khác của Mỹ là LGM-118 Peacekeeper đã bị loại biên sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh giá còn cao hơn, lên tới 70 triệu USD/quả, đó là chưa kể đầu đạn. Theo kế hoạch về tên lửa đạn đạo liên lục địa thế hệ mới (GBSD) do Không quân Mỹ công bố, tới đây họ sẽ đưa ra một loại tên lửa đạn đạo liên lục địa thế hệ mới với giá thành lên tới 130 triệu USD/quả. Chi phí cho phần đầu đạn khoảng 200-500 triệu USD, có thể thấy phần đắt nhất là phần đầu đạn chứ không phải thân đạn. Chi phí xây dựng hệ thống hạt nhân của quân đội Mỹ cho thấy khoản đầu tư tổng thể cho một tên lửa đạn đạo liên lục địa có thể đạt khoảng 4 đến 5 tỷ USD.

Tên lửa Minuteman-3 của Mỹ (Ảnh: AP).

Tên lửa Minuteman-3 của Mỹ (Ảnh: AP).

Có thông tin cho biết, giá trần của loại tên lửa liên lục địa Dongfeng-31 của Trung Quốc là 20 triệu USD, nếu tính thêm số lượng các loại đầu đạn khác nhau mà nó mang thì giá đương nhiên sẽ cao hơn nhiều. Chỉ một đầu đạn hạt nhân loại 100 KT đã có giá 50 triệu USD, nếu tính cả các chi phí khác của tên lửa liên lục địa trên cơ sở này, giá của nó đã lên tới hàng trăm triệu USD, chưa bao gồm chi phí bảo trì tên lửa hàng ngày và các hao mòn tương ứng.

Loại tên lửa liên lục địa Dongfeng-41 của Trung Quốc lại được ưa chuộng vì tính năng độc đáo, trong quá trình chế tạo, giá thành mỗi đầu đạn của tên lửa Dongfeng-41 đã lên tới khoảng 10 triệu USD và giá thành của nó còn cao hơn khi nó được trang bị nhiều loại đầu đạn khác nhau. Ngoài ra, giá chế tạo thân tên lửa Dongfeng-41 cũng khoảng 60 triệu USD, nếu Dongfeng-41 hiện tại được mang theo 10 đầu đạn, cộng với chi phí chế tạo thân tên lửa thì giá chế tạo toàn bộ một quả có thể lên tới 160 triệu USD.

Mỹ phóng thử tên lửa liên lục địa LGM-118 Peacekeeper (Ảnh: wiki).

Mỹ phóng thử tên lửa liên lục địa LGM-118 Peacekeeper (Ảnh: wiki).

Bảo trì tên lửa liên lục địa cũng tốn rất nhiều tiền

Chi phí chế tạo cao như vậy đã trực tiếp làm nản lòng nhiều quốc gia, ngoài ra việc bảo dưỡng tên lửa liên lục địa cũng tốn rất nhiều chi phí mà không phải quốc gia nào cũng có khả năng chi trả.

Mỹ cũng đã bày tỏ rằng họ không thể kham nổi chi phí chế tạo và chi phí bảo trì tên lửa liên lục địa cao như vậy. Đặc biệt, việc bảo dưỡng tên lửa liên lục địa khác với tên lửa thông thường, muốn để tên lửa liên lục địa luôn ổn định, tin cậy, có thể sử dụng bất cứ lúc nào thì phải theo dõi, bảo dưỡng 24/24 giờ. Có thể thấy rằng nguồn nhân lực, vật lực và tài chính cần được sử dụng rất lớn.

Hơn nữa, tên lửa liên lục địa khác với các loại vũ khí hạng nặng khác, tên lửa liên lục địa rất hiếm khi được sử dụng, thậm chí có thể nói rằng chúng chưa chắc được sử dụng, trừ khi các quốc gia mâu thuẫn và xích mích nghiêm trọng. Vì vậy, đối với các quốc gia có thể chế tạo tên lửa liên lục địa, họ sẽ không chú trọng đến số lượng tên lửa. Xét cho cùng, uy lực thực tế và tính năng của tên lửa liên lục địa hữu ích hơn nhiều so với số lượng.

Tên lửa liên lục địa thế hệ mới Dongfeng-41 của Trung Quốc (Ảnh: THX).

Tên lửa liên lục địa thế hệ mới Dongfeng-41 của Trung Quốc (Ảnh: THX).

Tên lửa liên lục địa đã trở thành sát thủ lợi hại của nhiều quốc gia khi đối mặt với kẻ thù bên ngoài, đây cũng là nguyên nhân quan trọng khiến một số quốc gia không tiếc tiền bạc, đầu tư nhiều chi phí để nghiên cứu chế tạo tên lửa liên lục địa. Nói một cách đơn giản, nếu không có tên lửa liên lục địa, người khác có thể xem thường bạn một cách vô lý, thậm chí mạo phạm, nhưng sau khi bạn có tên lửa liên lục địa, họ muốn gây sự cũng phải cân nhắc xem có gánh chịu được hậu quả cuối cùng hay không.