Tàu sân bay thứ ba Trung Quốc có thể lắp máy phóng điện từ?

VietTimes -- Tàu sân bay thứ ba của Trung Quốc dự tính sẽ chế tạo ở nhà máy đóng tàu Trường Hưng Đảo, Giang Nam, nó có khả năng sẽ lắp hệ thống cất cánh bằng máy phóng điện từ và hạ cánh có hãm đà (CATOBAR).
Máy bay chiến đấu J-15 cất cánh từ tàu sân bay Liêu Ninh. Ảnh: Tin tức Tham khảo, Trung Quốc.
Máy bay chiến đấu J-15 cất cánh từ tàu sân bay Liêu Ninh. Ảnh: Tin tức Tham khảo, Trung Quốc.

Tờ Jane's Defense Weekly Anh ngày 4/8 cho rằng một bức ảnh xuất hiện trong cộng đồng mạng Trung Quốc cho thấy mô hình tàu sân bay trên đất liền ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc đang tiến hành xây dựng lại.

Tàu sân bay Liêu Ninh, Hải quân Trung Quốc, Ảnh: Sina Trung Quốc
Tàu sân bay Liêu Ninh, Hải quân Trung Quốc, Ảnh: Sina Trung Quốc

Điều này có thể phản ánh được sự thay đổi giữa tàu sân bay nội đầu tiên Type 001A của Trung Quốc đang chế tạo ở nhà máy đóng tàu Đại Liên và chiếc tàu sân bay tự chế tạo tiếp theo Type 002.

Sự thay đổi rõ rệt nhất là bộ phận cất cánh kiểu nhảy cầu đã bị dỡ bỏ khỏi mô hình tàu sân bay, điều này càng làm cho dư luận phán đoán tàu sân bay thứ ba của Trung Quốc sẽ lắp máy phóng điện từ (giống công nghệ phóng máy bay trên hàng không mẫu hạm của Mỹ).

Tàu sân bay thứ ba của Trung Quốc dự tính sẽ chế tạo ở nhà máy đóng tàu Trường Hưng Đảo, Giang Nam, khu vực lân cận Thượng Hải. Cho đến nay, chính quyền Trung Quốc vẫn chưa xác nhận chương trình này, cũng chưa xuất hiện bất cứ chứng cứ nào chứng minh quá trình chế tạo của họ. Nhưng, vẫn có tương đối nhiều phỏng đoán về mô hình đang chế tạo.

Hình ảnh vệ tinh về căn cứ không quân Hoang Địa Thôn sử dụng cho máy bay chiến đấu J-15 Trung Quốc cho thấy công tác xây dựng công trình máy phóng bắt đầu từ năm 2015.

Điều này tiếp tục cho thấy tàu sân bay tương lai của Trung Quốc sẽ lắp hệ thống cất cánh bằng máy phóng và hạ cánh có cáp hãm đà (CATOBAR).

Huấn luyện cất hạ cánh máy bay chiến đấu trên tàu sân bay Liêu Ninh. Ảnh: Sina Trung Quốc.
Huấn luyện cất hạ cánh máy bay chiến đấu trên tàu sân bay Liêu Ninh. Ảnh: Sina Trung Quốc.

Hai hệ thống lắp ở căn cứ không quân Hoang Địa Thôn lần lượt là máy phóng hơi nước và máy phóng điện từ. Lắp hai hệ thống này cho thấy Trung Quốc có thể còn chưa đưa ra quyết định cuối cùng về việc sử dụng hệ thống nào cho tàu sân bay tương lai.

Hình ảnh không chính thức mới nhất về tàu sân bay Type 001A ở Đại Liên cho thấy có một đường băng kiểu nhảy cầu dùng để cất cánh cự ly ngắn. Điều này tương tự với tàu sân bay đầu tiên Liêu Ninh của Trung Quốc.

Công tác lắp đặt kết cấu này trên đường băng đã cơ bản hoàn thành, mô hình kiểu nhảy cầu cuối cùng đã lắp ráp hoàn tất, chỉ chờ lắp đặt.

Trước khi tàu sân bay hạ thủy, sẽ còn lắp đặt một số mô đun của đảo tàu. Căn cứ vào tiến độ hiện nay, tàu sân bay có thể sẽ hạ thủy vào cuối năm 2016, nhưng khả năng đầu năm 2017 sẽ lớn hơn.

Hình ảnh một chiếc máy bay chiến đấu J-15 được cải tạo bánh đáp trước khi tiếp nhận được công bố trước đó cho thấy chiếc máy bay này đang tiến hành chuẩn bị cho cất cánh kiểu máy phóng.

Máy bay trên tàu sân bay USS Carl Vinson Hải quân Mỹ (Ảnh tư liệu minh họa)
Máy bay trên tàu sân bay USS Carl Vinson Hải quân Mỹ (Ảnh tư liệu minh họa)

Tàu sân bay được lắp CATOBAR sẽ còn "mở cánh cửa lớn" cho máy bay cảnh báo sớm trên không. Mô hình sản xuất gần đây cho thấy công tác thiết kế liên quan đang tiến hành.

Sự thay đổi khác trên mô hình tàu sân bay trên đất liền còn bao gồm một đài chỉ huy của thuyền trưởng mới hoặc là trung tâm điều khiển tác chiến mới.

Nói tóm lại, kích thước của đảo tàu dự tính sẽ được thu hẹp, nhưng còn chưa rõ điều này phải chăng sẽ được phản ánh như thật ở trong mô hình, bởi vì điều này sẽ liên quan đến thay đổi chế tạo quy mô lớn.

Nhưng, nếu mô hình này không phản ánh chính xác kết cấu của tàu sân bay này thì điều này sẽ làm cho bên ngoài nghi ngờ về chức năng của mô hình.

Mặc dù mô hình này đã được cải tiến vào năm 2015 - thay đổi bố trí radar mảng pha, chiếc tàu sân bay thứ hai dự tính sẽ lắp loại radar này - nhưng nó hầu như hoàn toàn không lắp một hệ thống bộ cảm biến có thể đưa vào sử dụng đồng bộ.

Ngày 3/3/2016, máy bay chiến đấu huấn luyện cất hạ cánh trên tàu sân bay USS John C Stennis ở Biển Đông. Ảnh: Thời báo Hoàn Cầu, Trung Quốc.
Ngày 3/3/2016, máy bay chiến đấu huấn luyện cất hạ cánh trên tàu sân bay USS John C Stennis ở Biển Đông. Ảnh: Thời báo Hoàn Cầu, Trung Quốc.

Điều này sẽ hạn chế chức năng của nó với tư cách là cơ sở để tích hợp hệ thống vũ khí. Ngoài ra, nếu mô hình này không phải là tái hiện tàu sân bay thực sự thì công dụng của nó trên phương diện thử nghiệm khả năng tương thích điện từ cũng rất có hạn.