Theo Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), cuộc thử nghiệm bắn đạn thật này là cơ hội kiểm tra tình trạng hoạt động vũ khí trang bị và hệ thống điều khiển hỏa lực của INS Oz, hộ tống hạm thứ 2 lớp Sa'ar 6.
Hộ tống hạm lớp Sa'ar 6 là loạt 4 chiến hạm hộ tống do Đức sản xuất theo đơn đặt hàng của hải quân Israel tháng 5/2015. Cả 4 chiến hạm đều được đóng tại Đức trong một dự án chung của hai tập đoàn German Naval Yards Holdings và ThyssenKrupp Marine Systems.
Hộ tống hạm INS Oz lớp Sa'ar 6 của Hải quân Israel phóng thử nghiệm tên lửa chống hạm Gabriel 5. Video Hải quân Israel. |
INS Oz là hộ tống hạm lớp Sa'ar 6 của Hải quân Israel. Chiến hạm là tàu thứ 2 của lớp này. Thiết kế của các hộ tống hạm lớp Sa'ar 6 trên cơ sở hộ tống hạm lớp Braunschweig của Đức, nhưng có những thay đổi về kỹ thuật, phù hợp với các cảm biến và tên lửa do Israel chế tạo như Barak 8 và hệ thống phòng không Iron Dome hải quân.
Chiến hạm hạ thủy ngày 24/8/2019 tại Xưởng hải quân Đức và ThyssenKrupp ở Kiel. Chiến hạm được bàn giao cho Hải quân Israel ngày 4/5/ 2021. Tháng 9/2022, tại Haifa diễn ra lễ tiếp nhận long trọng pháo chính bắn nhanh 76/62 của chiến hạm này và hộ tống hạm cùng lớp Magen.
Tàu hộ tống lớp 6 lớp Sa'ar của Hải quân Israel phóng thành công tên lửa chống hạm IAI Gabriel V
Các chiến hạm lớp Sa'ar 6 có lượng giãn nước gần 1.900 tấn khi đầy tải, dài 90 m (295 ft 3 in). Chiến hạm được trang bị pháo chính Oto Melara 76 mm, hai trạm vũ khí điều khiển từ xa Typhoon, 32 ô phóng thẳng đứng tên lửa phòng không Barak-8, 20 ô hệ thống phòng thủ chống tên lửa C-Dome, 16 tên lửa chống hạm (tên lửa Gabriel 5), radar EL / M-2248 MF-STAR AESA, 2 bệ phóng ngư lôi 324 mm (12,8 in). Chiến hạm có khoang chứa máy bay và sàn cất cánh cho trực thăng hạng trung SH-60. Elbit Systems được trao hợp đồng thiết kế và chế tạo các tổ hợp tác chiến điện tử (EW) cho chiến hạm.
Gabriel là dòng tên lửa chống hạm lướt trên biển do Israel Aerospace Industries (IAI) sản xuất. Nguyên mẫu ban đầu của tên lửa được phát triển vào những năm 1960 theo đơn đặt hàng của Hải quân Israel, được triển khai lần đầu tiên năm 1970. Kể từ đó, các biến thể khác nhau của tên lửa được xuất khẩu cho hải quân trên khắp thế giới.
Biến thể mới nhất, Gabriel V, được hải quân Phần Lan và Israel đưa vào sử dụng năm 2020. IAI hiện đang tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện Tên lửa tấn công hải quân tiên tiến Gabriel V, trang bị thiết bị tìm kiếm đa quang phổ chủ động tiên tiến, được thiết kế cho môi trường phức tạp về địa hình ven biển. Phạm vi tấn công hiệu quả theo tuyên bố là hơn 200 km đến 400 km.
Theo Military Leak