Su-57 của Nga vào “vai phản diện” trong phim "Top Gun" mà Lầu Năm Góc hậu thuẫn: Mỹ ám chỉ điều gì?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Phim ảnh và truyền thông thường gây ảnh hưởng đáng kể tới nhận thức của công chúng về các loại vũ khí, và bộ phim bom tấn "Top Gun" 1986 là một ví dụ điển hình.
Chiến đấuc ơ Su-57 của Nga (Ảnh: Military Watch)
Chiến đấuc ơ Su-57 của Nga (Ảnh: Military Watch)

Bộ phim được phối hợp sản xuất với Hải quân Mỹ, bởi vậy mà lực lượng này cũng hưởng lợi đáng kể từ độ nổi tiếng của phim, nhất là về mặt tuyển dụng. Các nhà tuyển dụng hải quân thậm chí đặt các bốt tuyển dụng bên trong một số rạp chiếu có phim "Top Gun", và theo Hải quân Mỹ, số lượng đàn ông trẻ tuổi muốn trở thành phi công hải quân đã tăng tới 500% sau khi phim công chiếu.

Và có thể ít người biết, Lầu Năm Góc cũng có tác động nhất định tới bộ phim này, ví dụ như cho phép đoàn làm phim được tiếp cận nhân sự và trang thiết bị của Hải quân. Lầu Năm Góc cũng được trao quyền gỡ bỏ một số cảnh phim bất lợi cho họ. Ví dụ như việc hủy một ý tưởng phim về một cuộc va chạm trên không, và thay nhân vật nữ chính (Charlotte) do Kelly McGillis thủ vai bằng một thường dân.

Điều này không chỉ đúng với "Top Gun" mà còn với cả các bộ phim liên quan tới quân đội có vốn đầu tư cao, từ "Transformers" cho tới "Battleship", những bộ phim vốn không thể được sản xuất nếu thiếu sự hỗ trợ của Lầu Năm Góc – và đổi lại quân đội Mỹ có quyền chỉnh sửa hình ảnh trong phim. Do chịu tác động từ Lầu Năm Góc mà những bộ phim này cũng đưa ra những thông điệp mà quân đội Mỹ muốn gửi tới người dân trong nước và toàn thế giới.

Một cảnh đối đầu trên không giữa F-14 và Su-57 trong đoạn giới thiệu phim Top Gun: Maverick (Ảnh: Military Watch)

Một cảnh đối đầu trên không giữa F-14 và Su-57 trong đoạn giới thiệu phim Top Gun: Maverick (Ảnh: Military Watch)

Công chiếu tại các rạp phim ở Mỹ 36 năm kể từ sau bản đầu tiên, "Top Gun" phần 2 (Top Gun: Maverick) đã bị trì hoãn kể từ năm 2019 do nhiều thay đổi về cảnh chiến đấu. Bộ phim này, cũng do Tom Cruise thủ vai chính (phi công hải quân Maverick), đã phản ánh lại bối cảnh chính trị lúc bấy giờ. Trong khi bản đầu của phim có cảnh kẻ địch lái những chiếc chiến đấu cơ “MiG-28”, mẫu thiết kế hư cấu với hình ngôi sao đỏ trên thân khiến người ta nghĩ tới chiến đấu cơ của Triều Tiên, thì bản Top Gun mới lại xuất hiện thêm nhiều vũ khí mới của địch thủ. Bộ phim không chỉ có hệ thống phòng không S-125 của Liên Xô – được sử dụng rộng rãi trên thế giới, như ở Triều Tiên, Syria và Venezuela – mà còn có cả chiến đấu cơ thế hệ tiếp theo Su-57 của Nga.

Việc sử dụng hình ảnh các hệ thống vũ khí có thật của Nga trong phim chủ yếu là do các bước tiến về công nghệ, và cả thực tế là Mỹ được tiếp cận nhiều hơn với các hệ thống này thông qua các đối tác an ninh, đặc biệt là các nước từng là thành viên của Hiệp ước Warsaw ở Đông Âu, hay thông qua các thương vụ trực tiếp. Ví dụ, loạt chiến đấu cơ Flanker của Nga từng được quân đội Mỹ cho bay thử nghiệm sau khi họ mua được 2 chiếc từ Belarus trong những năm 1990. Trên thực tế, các chương trình vũ khí của Nga ít bảo mật hơn nhiều so với thời Liên Xô, khi mà nhiều hình ảnh hay đoạn phim về các loại vũ khí Nga thường được công bố rộng rãi.

Chiến đấu cơ F-5E của Mỹ được sơn lại để đóng giả "MiG-28" hư cấu trong phim Top Gun nă 1986 (Ảnh: Military Watch)

Chiến đấu cơ F-5E của Mỹ được sơn lại để đóng giả "MiG-28" hư cấu trong phim Top Gun nă 1986 (Ảnh: Military Watch)

Sự xuất hiện của Su-57 của Nga trong "Top Gun: Maverick" cho thấy thay vì vũ khí Trung Quốc, chính vũ khí Nga mới bị Mỹ coi là đối thủ chính. Mặc dù chương trình chiến đấu cơ tàng hình của Trung Quốc tiến triển hơn so với Su-57, nhưng mẫu J-20 lại không được Trung Quốc xuất khẩu trong khi Su-57 dự kiến sẽ được bán rộng rãi ra nước ngoài bởi dòng Flanker được ưa chuộng và sử dụng ở nhiều quốc gia có khả năng đối đầu với Mỹ trong tương lai.

Ngoài ra, việc tránh coi chiến đấu cơ Trung Quốc như kẻ địch cũng sẽ giúp "Top Gun" phần 2 có cơ hội tiếp cận thị trường khổng lồ của Trung Quốc lớn hơn. Sử dụng Su-57, mặc dù mới chỉ có 5 chiếc được biên chế trong khi Su-27 có tới hơn 1.000 chiếc được biên chế trên khắp thế giới, cũng cho thấy Mỹ xem xét về mối đe dọa trong tương lai đến từ Nga một cách nghiêm túc. Và trong phim, nhân vật chính sử dụng một chiếc F-14 cũ kỹ, chiến đấu cơ lần đầu tiên cất cánh vào năm 1970 và đã “về hưu” năm 2006; điều này nhằm thể hiện sự “ưu việt” của các phi công hải quân Mỹ dù cho phải đối đầu với kẻ địch có máy bay khủng hơn.

Thêm vào đó, F-14 có lẽ là mẫu chiến đấu cơ mang tính biểu tượng nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, và từng là “ngôi sao” trong bộ phim "Top Gun" bản gốc. Sự trở lại của F-14 trong phần mới của bộ phim có lẽ sẽ làm hài lòng các fan hâm mộ. Và thiết kế mới, đặc biệt của Su-57 cũng sẽ giúp nó trở thành một đối thủ thú vị hơn so với dòng Flanker hay “MiG-28” được hư cấu trong phần trước, và thêm tính thực tế cho bộ phim bởi Su-57 có thật ngoài đời.

Quốc gia hư cấu trong phim sử dụng chiếc Su-57 hiện vẫn chưa rõ, nhưng rất có khả năng là nước thù địch đó sẽ không được nêu đích danh.

Theo Military Watch