Sau Mặt trăng và sao Hỏa, NASA tham vọng hướng tới “Trái Đất thứ 2” vào năm 2069

VietTimes – Sau khi phóng thành công tàu Apollo 11 lên vũ trụ, đánh dấu một cột mốc vĩ đại trong lịch sử với bước chân đầu tiên của con người đặt chân lên Mặt trăng, Mỹ tiếp tục khởi động chương trình thám hiểm không gian tiên tiến lên sao Hỏa và thậm chí là Alpha Centauri, ngôi sao gần nhất với Hệ Mặt Trời. 
Ảnh minh họa: BRG
Ảnh minh họa: BRG

48 năm trước, NASA khởi động sứ mệnh tàu Apollo 11, với các phi hành gia Neil Armstrong, Buzz Aldrin và Michael Collins. Chuyến tàu đánh dấu một cột mốc vĩ đại trong lịch sử khám phá vũ trụ, khi lần đầu tiên con người đặt chân lên Mặt trăng. Vào ngày 21/7, phi hành gia Neil Armstrong đã đặt bước chân đầu tiên của con người lên bề mặt Mặt Trăng, tiếp đến Buzz Aldrin và cuối cùng là Michael Collins. Sự kiện vĩ đại này được tường thuật trực tiếp và phát sóng trên toàn cầu. Đó là “một bước đi nhỏ bé của con người, nhưng là bước tiến khổng lồ của nhân loại”.

Mặc dù sau đó NASA chưa quay trở lại Mặt trăng, nhưng cũng không có nghĩa là nhân loại đã không quay trở lại vũ trụ trong những năm sau đó - Trạm Vũ trụ Quốc tế là bằng chứng cho sự hiện diện ngoài trái đất của con người.

Gần đây, khao khát làm chủ sao Hỏa của nhiều nước và công ty tư nhân khổng lồ đã phần nào che mất tư tưởng quay trở lại Mặt Trăng của nhân loại. Tuy nhiên, theo thông báo của Phó Tổng thống Mike Pence vào tháng 10,  Hoa Kỳ sẽ bắt đầu gửi các phi hành gia quay trở lại Mặt trăng. Chỉ mới tuần trước, Tổng thống Trump đã ký một chỉ thị mới ra lệnh cho NASA tập trung vào một chương trình thăm dò vũ trụ mới của Mỹ.

"Lần này chúng ta sẽ không chỉ cắm cờ và để lại dấu chân trên Mặt trăng. Chúng ta sẽ thiết lập một nền tảng cho sứ mệnh cuối cùng ở sao Hỏa và có thể là cả những thế giới khác vào ngày nào đó" - ông Donald Trump tuyên bố tại Nhà Trắng khi ký bản chỉ thị về chính sách không gian mới.

"Hãy tưởng tượng những tiềm năng đang chờ đợi chúng ta tại những hành tinh to lớn xinh đẹp nếu chúng ta dám ước mơ lớn", ông Trump nói. "Đó là những gì nước Mỹ đang tiếp tục thực hiện một lần nữa, chúng tôi mơ ước điều to lớn."

Với "Giấc mơ lớn", NASA đã có nhiều dự án và nhiệm vụ phát triển không chỉ đưa đến Mặt Trăng mà còn vượt khỏi nhiều quỹ đạo. Hai vũ khí tối tân bao gồm tàu vũ trụ Space Launch System (SLS) và tàu vũ trụ Orion - cả hai đều là những thành phần chủ chốt cho kế hoạch lên Mặt Trăng, sao Hỏa và những vùng xa hẳn khí quyển. Tiếp đó là Deep Space Gateway gần quỹ đạo Mặt trăng đóng vai trò một trạm không gian để giúp tạo điều kiện thuận lợi cho hành trình dài tiến tới sao Hỏa.

Hành trình vươn tới nhiều hành tinh khác

Sau Mặt trăng và sao Hỏa, NASA tham vọng hướng tới “Trái Đất thứ 2” vào năm 2069 ảnh 1

Tuy nhiên, nếu thành công tìm được hướng đi, NASA sẽ đưa con người đi sâu hơn vào không gian bên ngoài. Theo báo cáo từ New Scientist, NASA đang có kế hoạch đưa một tàu vũ trụ tới một hành tinh ngoài hành tinh gần Hệ Mặt trời trong năm 2069 – tròn 100 năm sau thành công của sứ mệnh Apollo 11.

Theo Newsweek, NASA dự định đưa tàu vũ trụ vào Alpha Centauri, nơi có Proxima b, hành tinh có kích cỡ Trái Đất nằm trong khu vực sinh sống được của Alpha Centauri. Tuy nhiên, sứ mệnh này hiện vẫn chưa được đặt tên. Anthony Freeman, giám đốc Phòng thí nghiệm Động cơ phản lực của NASA, cho rằng kế hoạch còn "rất mơ hồ". Ngay cả công nghệ dùng cho cuộc thám hiểm mang tính lịch sử như vậy vẫn chưa được phát triển, mặc dù nhiều nguồn tin cho biết NASA đang xem xét sử dụng kỹ thuật thăm dò bằng robot tương tự của tỷ phú Nga Yuri Milner trong dự án Breakthrough Starshot.

Mặc dù sứ mệnh không tên được tiết lộ tại hội nghị của Hiệp hội Vật lý Hoa Kỳ vào 12/12/2017, đây không phải là một ý tưởng hoàn toàn mới. Trên thực tế, ý tưởng này được lóe lên từ năm 2016, khi Đại diện Mỹ - John Culberson (R-TX) ra lệnh cho NASA lên kế hoạch cho một chuyến đi đến hành tinh khác vào năm 2069.

Voyager-1, tàu vũ trụ duy nhất tiếp cận không gian liên sao, đang di chuyển với vận tốc ít hơn 1 phần trăm của 1 phần trăm tốc độ ánh sáng. Với Alpha Centauri cách xa Trái Đất khoảng 4,4 năm ánh sáng, cuộc thăm dò của NASA có thể mất tới hơn 44 năm để đến được nếu nó có thể đạt tốc độ 10% tốc độ ánh sáng. Thăm dò không phải sứ mệnh duy nhất. NASA sẽ theo dõi cuộc thăm dò bằng kính viễn vọng không gian có khả năng thu thập dữ liệu về hệ thống mà không cần nhìn thấy mọi thứ bên trong - một đặc tính vô giá với khoảng cách từ Alpha Centauri đến Trái Đất.

Tất nhiên, 2069 là một mốc thời gian khá dài trong tương lai, NASA còn rất nhiều thời gian để thiết kế, xây dựng và thử nghiệm công nghệ cần thiết để thực hiện thành công chuyến đi. Voyager-1 đã được phóng lên gần 40 năm trước và vẫn còn mang lại nhiều giá trị cho loài người. Liệu rằng sau 50 năm nữa chúng ta có thể đi sâu khám phá hệ hành tinh khác khác?

Nguồn: Futurism