Đây là kết luận của chuyên gia quân sự tạp chí The National Interest nổi tiếng của Mỹ Michael Peck, phân tích các tính năng kỹ chiến thuật của xe "Sprut". Theo chuyên gia này, mặc dù tên chính thức là xe hỏa lực đổ bộ đường không, "Sprut" trên thân xe BMD vẫn có những tính năng chiến thuật như một xe tăng bơi hạng nhẹ PT-76.
Hơn nữa, tác giả của bài viết thừa nhận, tương tự như PT-76 huyền thoại, chỉ có Nga là quốc gia duy nhất trên thế giới phát triển và có kinh nghiệm thực tế phát triển các phương tiện quân sự yểm trợ cho một cuộc đổ bộ từ trên không hoặc trên biển (cách đây không lâu, lực lượng đổ bộ đường không tiếp nhận vào biên chế xe Bộ binh Chiến đấu BMD-4).
Vấn đề then chốt của các chiến dịch đổ bộ là vũ khí hạng nặng của đối phương có thể gây tổn thất nặng nề cho các đơn vị tiên phong đánh chiếm đầu cầu, bãi đổ bộ đường không – đường biển. Kinh nghiệm chiến dịch đổ bộ ở Hà Lan của đồng minh năm 1944, khi các lực lượng Anh-Mỹ đưa vào hậu phương của người Đức gần 35.000 binh sĩ và sĩ quan, hàng trăm đơn vị pháo binh và phương tiện cơ động.
Mục tiêu của cuộc đổ bộ là chiếm và và phòng thủ bảo vệ số cầu quan trọng trước khi lực lượng quân chủ lực kịp thời tiếp viên. Rất tiếc hầu hết các mục tiêu phòng ngự không thành công, bộ binh hạng nhẹ và vũ khí cầm tay cũng như pháo binh hạng nhẹ không thể chống lại các đơn vị tăng thiết giáp hạng nặng của Đức.
"Sprut-SDM-1", chuẩn bị được đưa vào thử nghiệm cấp nhà nước, sẽ giải quyết vấn đề hỏa lực chi viện hiệu quả cho bộ binh (lính dù, hải quân đánh bộ).
Trọng lượng của xe “Sprut” SDM-1 là 18 tấn, được lắp đặt pháo tăng nòng trơn 125 mm, có khả năng phóng tên lửa qua nòng pháo. Xe chiến đấu mới có thể phá hủy tất cả các xe tăng hiện đại trong khoảng cách đến 5 km hoặc hơn nữa, tùy theo loại tên lửa chống tăng bắn qua nòng pháo, cùng một súng máy 7.62mm.
Khoang chiến đấu của xe có hệ thống điều khiển súng máy từ xa, cho phép thành viên kíp xe không trở thành mục tiêu của súng bắn tỉa hạng năng, xe có khung gầm hoàn thiện hơn xe bộ binh chiến đấu BMP, động cơ 500 mã lực tương tự như xe thiết giáp đổ bộ đường không BMD-4M. Một điều quan trọng là bộ kính ngắm có khí tài quan sát quang ảnh nhiệt, cho phép quan sát và phát hiện mục tiêu kể cả đánh đêm, sử dụng tên lửa chống tăng bắn qua nòng pháo trên khoảng cách đến 5000 mét.
Xe hỏa lực diệt tăng này có thể đạt tốc độ trên đường nhựa tối đa đến 70 km/giờ, khi bơi đạt tốc độ 7km/giờ. Dự trữ hành trình 500 km. Kíp xe ba người. Một điểm hiệu quả tương tư như PT-76 là có thể vận chuyển xe trên bất cứ phương tiện đổ bộ nào có trong biên chế hoặc các máy bay vận tải hạng nặng có thể thả dù trong trường hợp đổ bộ đường không, xe có thể đổ bộ đường không trên đất bằng hoặc trên mặt nước.
Trong chiến đấu tái chiếm các đảo trên biển, đối với lực lượng hải quân cần có hỏa lực rất mạnh để đánh chiếm bãi đổ bộ đường biên, dập tắt mọi sức kháng cự của đối phương và chiến đấu hiệu quả với lực lượng tăng thiết giáp kẻ thù.
Chuyên gia người Mỹ cho rằng, nhược điểm duy nhất của Sprut là vỏ thiết giáp mỏng, không thể chịu đựng được các loại vũ khí chống tăng bộ binh, ngay cả PRG – 7. Có thể trong tương lai, các nhà khoa học quân sự có thể chế tạo các bộ khí tài có khả năng chống lại các tổ hợp tên lửa chống tăng như “Arena” có khả năng ngăn chặn hiệu quả các loại vũ khí chống tăng bộ binh. Nhưng đạn xuyên giáp dưới cỡ thì hiện nay chưa có một hệ thống phòng thủ nào ngăn chặn được, ngoại trừ các giáp phản ứng nổ ERA tiên tiến. Tuy nhiên để có thể bơi được, bay được “Sprut” phải chấp nhận điểm yếu của mình.
Mặc dù được trang bị nhiều loại hỏa lực bỏ túi, như các loại vũ khí phóng lựu và nhiệt áp, lực lượng đổ bộ vẫn là lực lượng bộ binh hạng nhẹ, cơ động đi bộ. Trong các trường hợp nhất định, "Sprut" có thể bảo vệ hải quân đánh bộ, lính dù bằng giáp nhẹ của mình, nhưng phương thức bảo vệ tốt nhất của “Sprut” chính là hỏa lực chống tăng mạnh mẽ. Michael Peck nhẫn mạnh.
Xe bộ binh cơ giới ,sát thủ diệt tăng Sprut SDM-1. Ảnh RG
|