Quảng Nam muốn sâm Ngọc Linh thành "chìa khóa" thoát nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số

Vietimes -- Đó là nội dung Diễn đàn Phát triển Dân tộc Thiểu số năm 2018, với chủ đề “Sâm Ngọc Linh - Tiếp cận chuỗi giá trị trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số”, do Ủy ban Dân tộc phối hợp với UBND tỉnh Quảng Nam, Cơ quan thường trú Liên Hiệp quốc, WorldBank và các đối tác... tổ chức 
Toàn cảnh Diễn đàn Phát triển Dân tộc Thiểu số năm 2018 với chủ đề “Sâm Ngọc Linh - Tiếp cận chuỗi giá trị trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số”
Toàn cảnh Diễn đàn Phát triển Dân tộc Thiểu số năm 2018 với chủ đề “Sâm Ngọc Linh - Tiếp cận chuỗi giá trị trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số”

Diễn đàn có sự tham dự và chỉ đạo trực tiếp của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình; ông Hà Ngọc Chiến-Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; ông Đỗ Văn Chiến - Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; ông Đinh Văn Thu - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam; cùng gần 400 đại biểu là lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương; các doanh nghiệp, chuyên gia, nhà khoa học; các tổ chức quốc tế, tổ chức phát triển, đại sứ quán...

Cây Sâm Ngọc Linh được nhân giống bằng công nghệ nuôi cấy mô nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Cây Sâm Ngọc Linh được nhân giống bằng công nghệ nuôi cấy mô nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WorldBank) và các ý kiến tại Diễn đàn, đặc biệt ý kiến từ tỉnh Quảng Nam, để thu hẹp khoảng cách phát triển giữa đồng bào dân tộc thiểu số và đồng bào đa số, trong giai đoạn tới Việt Nam cần có những chính sách, chương trình, định hướng tiếp cận mới.

Một trong số đó là hướng tiếp cận sản xuất theo chuỗi giá trị, tập trung vào sản phẩm của đồng bào bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là nhóm các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ và Sâm Ngọc Linh là một điển hình để phát triển. Vì đây sản phẩm mang lại giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế-xã hội khu vực này.

Tại Diễn đàn, các đại biểu đã chia sẻ những khó khăn, thuận lợi cũng như khuyến nghị những chính sách để thúc đẩy phát triển chuỗi giá trị Sâm Ngọc Linh cũng như bảo tồn Sâm Ngọc Linh là cây Sâm Việt Nam. Nhất là những chính sách nhằm thúc đẩy phát triển bền vững khu vực vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong giai đoạn tới kết hợp giữa phát triển kinh tế xã hội và bảo tồn môi trường theo tiếp cận chuỗi giá trị và hợp tác công tư.

Diễn đàn có sự tham dự và chỉ đạo trực tiếp của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình cùng đại diện Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Ủy ban Dân tộc, UBND tỉnh Quảng Nam và gần 400 đại biểu là lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương; các doanh nghiệp, nhà khoa học; các tổ chức quốc tế, đại sứ quán...
 Diễn đàn có sự tham dự và chỉ đạo trực tiếp của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình cùng đại diện Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Ủy ban Dân tộc, UBND tỉnh Quảng Nam và gần 400 đại biểu là lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương; các doanh nghiệp, nhà khoa học; các tổ chức quốc tế, đại sứ quán...

Trước đó, ngày 12/9/2015 Chính phủ đã phê duyệt đề án “Bảo tồn và phát triển cây Sâm Ngọc Linh - Sâm Việt Nam” đến năm 2030, với tổng mức đầu tư lên đến trên 9.000 tỷ đồng.

Tháng 6/2017, Sâm Ngọc Linh chính thức được Chính phủ công nhận là sản phẩm quốc gia, là loại lâm sản ngoài gỗ, nguồn tài nguyên tái sinh vô cùng quý giá của cộng đồng dân tộc thiểu số nói riêng và của cả nước nói chung. 

Theo báo cáo của WorldBank về Giảm nghèo và Thịnh vượng chung ở Việt Nam, trong giai đoạn vừa qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội.
Cụ thể, có 4 triệu việc làm mới được tạo ra từ năm 2014, 3,3 triệu người thoát nghèo trong giai đoạn 2014-2016, mỗi năm có 1,5 triệu người gia nhập tầng lớp trung lưu. Việc hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Việt Nam cũng có nhiều bước tiến lớn. Cụ thể, như tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh từ 57% năm 2014 xuống 44% trong năm 2016, 90% đồng bào DTTS được tham gia bảo hiểm y tế.
Tuy nhiên, bên cạnh những tiến bộ kể trên, đồng bào DTTS vẫn còn tụt hậu trên nhiều phương diện, điển hình như tỷ lệ chậm lớn ở nhóm đồng bào DTTS là 31%, cao gấp 2 lần so với nhóm đa số. Tỷ lệ nghèo DTTS hiện chiếm 73% tổng nghèo cả nước, tỷ lệ chi tiêu đầu người của nhóm dân tộc thiểu số thấp hơn 45% so với nhóm đa số.