Trung tướng Kuznetsov, trả lời phỏng vấn của Sao Đỏ hé lộ thông tin, Tổng cục 8 thuộc Bộ tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Nga chế tạo hoàn chỉnh một tổ hợp hệ thống công nghệ IT nhằm phát hiện, cảnh báo và vô hiệu hóa những hậu quả của các cuộc tấn công mạng, nhằm vào những đối tượng có ý nghĩa rất quan trọng của Bộ Quốc phòng. Ngoài ra, Tổng cục 8 còn nghiên cứu phát triển và thực hiện các giải pháp công nghệ nhằm tăng cường kiểm tra và đảm bảo an ninh thông tin.
"Xét trên tính đặc thù và tầm quan trọng của những nhiệm vụ được giao, Tổng cục 8 thực hiện thường xuyên sứ mệnh bảo vệ an ninh quân sự theo kế hoạch tái trang bị quân đội bằng vũ khí hiện đại và trang thiết bị quân sự theo số hiệu quy định. Trong quá trình tham gia các cuộc diễn tập chiến lược như cuộc diễn tập “Vostoc - 2018”, tổng cục 8 thực hiện công tác kiểm tra và nhận hiệu quả tác chiến của các loại vũ khí và trang thiết bị quân sự thông qua hệ thống mạng quân sự", tướng Kuznetsov nói.
Kể từ năm 2016, các kỹ sư lực lượng Thông tin liên lạc đã triển khai hệ thống truyền thông dữ liệu khép kín. Hệ thống này không kết nối với các mạng thông thường và có thể xác định rõ các điểm trao đổi, cung cấp và thu thập thông tin. Các chuyên gia hệ thống gọi mạng này là Internet quân sự, do chỉ có các quân nhân mới có thể sử dụng được mạng theo đăng ký và các phương tiện truyền thông quân sự mới có thể truy cập vào tài nguyên mạng theo địa chỉ mil.zs.
Các máy tính truy cập vào mạng Internet quân sự hoạt động trên một hệ điều hành đặc biệt MSVS (МСВС – hệ thống di động quân đội). Không thể kết nối các thiết bị ngoại vi khác quân đội như ổ USB Flash, máy in, máy quét... những thiết bị cần thiết được công nghiệp quốc phòng sản xuất và được kiểm soát bởi một phần mềm đảm bảo và xác định thiết bị cũng như người sử dụng.
Điều đó có nghĩa là, mọi trang thiết bị mới, có hệ thống điện tử đều được kết nối và một mạng Internet quân sự khép kín, các quân nhân chỉ có thể truy cập vào mạng bằng máy tính quân sự có nhận diện đặc trưng người dùng. Thông tin kỹ thuật số cũng chỉ truyền thông trong mạng này. Song song cùng với mạng quân sự kể từ các thiết bị đầu cuối là mạng internet phổ thông, chỉ thu thập các thông tin công khai được phép. Hai mạng này hoàn toàn không thể tích hợp với nhau do nguyên nhân kỹ thuật độc lập của mạng quân sự.
Nga cũng đang phát triển một siêu máy tính có tích hợp Trí tuệ nhân tạo nhằm thiết kế các hệ thống vũ khí trang bị mới. Tham gia vào dự án này có Viện nghiên cứu điều khiển điện tử Trang thiết bị INEUM mang tên I. S. Brook, Công ty vi xử lý MCST, Công ty cổ phần Hệ thống vệ tinh thông tin mang tên Viện sĩ M. F. Reshetnev và các doanh nghiệp công nghệ khác.
Theo RIA, Novosti, dẫn nguồn từ Tổng giám đốc Công tý nghiên cứu và sản xuất NPO Molniya, Olga Sokolova, mục đích chính của dự án này là chuyển toàn bộ quá trình phát triển và sản xuất vũ khí trang bị đều được thực hiện trên các phương tiện trong nước. Bắt đầy từ chu trình nghiên cứu khoa học đến giai đoạn cuối, sản xuất một nguyên mẫu áp dụng thử, được biên chế trong các đơn vị quân đội để hoàn thiện.
Sản phẩm đầu tiên mà siêu máy tính mới có thể thực hiện là các tên lửa mục tiêu. Trong tương lai công nghệ, máy tính có thể tích hợp thêm các phần mềm để có thể sản xuất được các loại vũ khí và tích hơp các lợi thế có sẵn trong các vũ khí để có được giải pháp lựa chọn mới nhất. Liên hiệp tập đoàn công nghiệp quốc phòng có kế hoạch chế tạo siêu máy tính, có khả năng quản trị và điều khiển hoạt động chế tạo vũ khí mới. Siêu máy tính được chế tạo hoàn chỉnh và đưa xuống đơn vị khai thác sử dụng trong vòng 5 năm..
Tại Diễn đàn “Phát minh Mở”, thủ tướng Nga Dmitry Medvedev cho biết, trong năm 2017, các cuộc tấn công mạng gây thiệt hại trong không gian số khoảng 600 tỷ rúp. FSB thành lập Trung tâm điều phối sự cố Máy tính cấp quốc gia, giải quyết các vấn đề phát hiện, ngăn chặn và vô hiệu hóa những hậu quả của các cuộc tấn công mạng và các giải pháp công nghệ, kỹ thuật để ngăn chặn.