|
Ảnh minh họa: PCGames |
Ngày 17/4, các nhà lập pháp Iraq đã nhất trí bỏ phiếu để ban hành lệnh cấm đối với các trò chơi “kích động bạo lực”, điển hình như: PUBG, Apex Legend hay Fortnite.
PlayerUnknown's Battlegrounds là tựa trò chơi bắn súng được phát triển bởi Blue Inc (Hàn Quốc). Kể từ khi phát hành vào năm 2017, PUBG đã được tải xuống 360 triệu lần trên toàn cầu. Gameplay của trò chơi thường được so sánh với bộ phim sinh tồn “The Hunger Games” vì 100 người chơi phải chiến đấu với nhau để tìm ra người sống sót cuối cùng..
Theo Chủ tịch Ủy ban Văn hóa, Thông tin, Du lịch và Khảo cổ Iraq, bà Sami’a Ghilab giải thích lý do đề xuất lệnh cấm vì chúng “đe dọa an sinh xã hội, đạo đức, công dân và giáo dục”.
Bà Ghilab nói: “Ủy ban Văn hóa, Thông tin, Du lịch và Khảo cổ rất quan tâm đến hiện tượng lan truyền của trò chơi điện tử đang gây ra bạo lực ở trẻ em và thanh thiếu niên”.
Bà cũng cho biết thêm rằng bà ủng hộ việc đề xuất lệnh cấm đối vì những trò chơi này do “ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp xã hội, tâm lý và mức độ giáo dục của tất cả mọi người”.
Tuy nhiên, các nhà lập pháp Iraq vẫn chưa cung cấp bằng chứng cho cáo buộc nói trên. Mặc dù, chính phủ nước này cũng chưa thông qua và công bố chi tiết thể về cách thi hành lệnh cấm, nhưng các nhà lập pháp đã yêu cầu Bộ thông tin chặn kết nối với máy chủ của trò chơi.
Được biết, cuộc bỏ phiếu diễn ra sau một tuần sau khi Giáo sĩ hồi giáo Shia, Muqtada al-Sadr kêu gọi thanh niên Iraq ngừng chơi PUBG và xem đá bóng. Ông Muqtada al-Sadr là một trong những nhân vật tôn giáo ảnh hưởng nhất tại Iraq, dù không giữ cương vị trong chính phủ.
PUBG và một số trò chơi trực tuyến nổi tiếng đã là tâm điểm chỉ trích của truyền thông Iraq trong vài tháng qua. Tháng 11/2018, báo Iraq đưa tin một nam thanh niên ở tỉnh Erbill đã vô tình sát hại bạn của mình bằng súng ngắn, khi đóng giả nhân vật trong PUBG. Thậm chí, một tờ báo khác còn cáo buộc chơi PUBG sẽ dẫn tới đổ vỡ hôn nhân và ly dị.
|
Ảnh minh họa: PCGames
|
Một nghiên cứu gần đây của Viện Internet Oxford và Đại học Oxfoxrd lại chỉ ra rằng không hề có liên kết giữa trò chơi bạo lực và hành vi bạo lực ngoài đời thực. Nói cách khác, nội dung trò chơi không ảnh hưởng quá lớn đối với thanh thiếu niên.
“Mọi người có suy nghĩ phổ biến là trò chơi bạo lực thúc đẩy hành động bạo lực, nhưng điều đó chưa được kiểm chứng kỹ càng theo thời gian”, Giáo sư Andrew Pzybylski nhận định. “Mặc dù đây là chủ đề đang rất được phụ huynh và các nhà luật pháp quan tâm, nhưng chưa có nghiên cứu nào chứng minh được điều này”.
Iraq hiện có dân số 40 triệu người với 60% dưới 25 tuổi. Theo thống kê của World Bank, 27% nữ và 17% nam thanh niên Iraq đang ở trong tình trạng thất nghiệp. Kể từ năm 1980, Iraq đã phải chịu hậu quả từ cuộc chiến với Iran và Kuwait, lệnh cấm vận quốc tế, cuộc tấn công của Mỹ lật đổ cựu Tổng thống Saddam Hussein (2003) và nhiều năm xung đột giữa các giáo phái.
Theo Independent