"Product-80": máy bay tàng hình siêu hiện đại của quân đội Nga khiến Mỹ hoang mang

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes –  Siêu máy bay ném bom tàng hình của Nga sẽ có hai động cơ và tầm xa không tiếp nhiên liệu lên đến 12.000 km, hơn ¼ vòng quanh trái đất, mang được đến 30 tấn tải trọng hữu dụng. 
Mô hình máy bay ném bom chiến lược thế hệ mới của Nga, "Product-80" (Nguồn: The Diplomat)
Mô hình máy bay ném bom chiến lược thế hệ mới của Nga, "Product-80" (Nguồn: The Diplomat)

Ở Nga việc nghiên cứu chế tạo máy bay ném bom tàng hình đầu tiên đang được thực hiện hết tốc lực. Quan trọng ở đây: nó không phải là biến thể của một sản phẩm nào đó của Liên Xô, mà là cỗ máy hoàn toàn mới được sản xuất từ đầu có khả năng cạnh tranh với loại tương tự của Mỹ.

Đáp trả Hoa Kỳ

Việc chế tạo máy bay ném bom tàng hình đầu tiên của Nga được giữ bí mật ở mức cao, nhưng vẫn có một vài thông tin bị rò rỉ ra ngoài phương tiện truyền thông. Được biết rằng Liên hiệp các công ty chế tạo máy bay đang tiến hành các công việc chế tạo, các tài liệu thiết kế đã được hoàn tất trong giai đoạn này. Mẫu thử nghiệm được chế tạo trong phạm vi chương trình "Tổ hợp máy bay tầm xa hàng không tương lai” (PAKDA) dưới tên gọi Product-80 (Sản phẩm-80).

Máy bay ném bom tàng hình chiến lược B-21 Raider của Mỹ. (Nguồn: Không quân Mỹ)
Máy bay ném bom tàng hình chiến lược B-21 Raider của Mỹ. (Nguồn: Không quân Mỹ)

Phòng thiết kế “Tupolev” đã bắt đầu làm việc với thiết kế tàng hình Nga từ năm 2009. Các chuyến bay thử nghiệm được lên kế hoạch tiến hành vào năm 2025, còn việc sản xuất hàng loạt “Sản phẩm 80” được cho là không trước năm 2027. Nhà phân tích người Đức Gernot Kramper cho rằng, những máy bay ném bom mới sẽ được sản xuất từng lô nhỏ, bởi vì một trong những nhiệm vụ của các công trình sư là tu chỉnh mẫu dần dần, như đã từng làm với tăng T-14 “Armata”.

Theo chủ ý của các nhà quân sự, “Product-80” sẽ thay thế cho các máy bay tầm xa Tu-95, cũng như sẽ có được từng phần các chức năng của máy bay ném bom mang tên lửa chiến lược Tu-160. Nhiệm vụ của nó là chọc thủng lưới phòng không của đối thủ và đưa vũ khí hạt nhân tới địa điểm phóng.

PAKDA được thiết kế theo nguyên tắc “cánh bay”, vốn được hiện thực hoá trong các máy bay ném bom tàng hình B-2 “Spirit” của Mỹ, được sản xuất cuối những năm 1980. Hình dạng này cho phép giảm đáng kể khối lượng riêng và làm tăng thực sự khối lượng tải trọng hữu dụng. Ngoài ra, diện tích tán xạ hiệu quả và khả năng bị radar đối thủ phát hiện của máy bay được giảm đi rõ rệt. Các nhà thiết kế

cũng hé lộ về việc trên máy bay có máy tính, có khả năng phân tích tình hình thiết bị radar của đối thủ và tình hình trên không.

Các đặc tính chính xác của máy bay hiện chưa được tiết lộ. Chỉ biết máy bay ném bom sẽ có hai động cơ và tầm xa chuyến bay không tiếp nhiên liệu của nó đạt đến 12.000 km, hơn ¼ vòng quanh trái đất. Dự kiến nó có thể mang được đến 30 tấn tải trọng hữu dụng. Theo nhận xét của các chuyên viên, máy bay ném bom của Nga, về các khả năng của mình, chưa chắc đã trội hơn so với phiên bản của Mỹ.

Máy bày tàng hình hiện đại nhất của quân đội Nga, Product-80

Máy bày tàng hình hiện đại nhất của quân đội Nga, Product-80

Được biết gần như chắc chắn rằng, đứa con tinh thần mới của phòng thiết kế “Tupolev” sẽ là trước âm thanh. Thông tin này được lan truyền sau khi xuất hiện các thông số của động cơ máy bay tương lai trên trang web mua sắm công. Một số người cho rằng, đây là bước đi lùi trong ngành chế tạo hàng không nước nhà. Những người khác lại tin tưởng rằng các máy bay siêu thanh đang có thiết sót.

Ngay trên chiếc Tu-160, siêu âm được sử dụng chỉ trong các trường hợp cực kỳcần thiết, chẳng hạn, để nhanh chóng vượt qua khu vực nguy hiểm. Hoạt động của động cơ ở chế độ gấp rút đi đôi với việc chi phí nhiên liệu tăng lên đáng kể, trong một số trường hợp có thể dẫn đến tình trạng nguy kịch: máy bay có nguy cơ không trở về nhà được.

Còn một điểm yếu nữa của tốc độ siêu âm thanh - đó là việc thải khí nóng tăng lên gấp nhiều lần. Quang học hồng ngoại của các phương tiện vô tuyến định vị của đối thủ có khả năng phát hiện máy bay đang ở tốc độ siêu âm thanh trong khoảng cách vài trăm km. Và như một hệ quả, chỉ vài phút sau máy bay đánh chặn của đối thủ đã có thể xuất hiện trên không.

Trang bị của siêu âm

Hiện đang tồn tại nhiều giả thuyết khác nhau về trang bị của máy bay ném bom mới. Một số chuyên viên cho rằng nó sẽ được trang bị các tên lửa có cánh X-102 với tầm xa hoạt động đến 5,500 km, có khả năng mang các đầu đạn thông thường cũng như đầu đạn hạt nhân.

Mô phỏng đồ họa máy tính về hình dạng của oanh tạc cơ đời mới của Nga.
Mô phỏng đồ họa máy tính về hình dạng của oanh tạc cơ đời mới của Nga.

Lĩnh vực đánh trúng đích - là những mục tiêu trên đất liền và trên biển. Theo một số ý kiến khác, các máy bay tàng hình Nga sẽ được trang bị vũ khí siêu âm, có thể là hệ thống X-47M “Kinzhal”, hiện đang được trang bị cho các tiêm kích hạng nặng MiG-31.

Tuy nhiên, theo ý kiến của các chuyên gia, nếu máy bay ném bom mới bay với tốc độ trước âm thanh sẽ không thể phóng được tên lửa siêu âm. Các tên lửa mới gọn hơn sẽ được chế tạo cho tàng hình.

Theo lời cựu tư lệnh lực lượng vũ trụ quân sự Nga Victor Bondarev, chúng sẽ hoạt động ở khoảng cách lên đến 7.000 km, còn hệ thống điện tử của chúng có thể xác định hướng, độ cao và tốc độ chuyến bay cũng như phân tích tình hình trên không và vô tuyến định vị.

Mọi trang bị của PAKDA được bố trí bên trong lớp vỏ máy bay làm giảm khả năng phát hiện của vô tuyến định vị của đối thủ đối với các máy bay ném bom của Nga.

Khả năng siêu âm cho phép máy bay tàng hình Nga thực hiện chức năng đánh chặn không gian, điều này làm cho “sản phẩm 80” sẽ khác biệt có lợi so với sản phẩm tương tự của Mỹ. Các tên lửa siêu âm có thể đánh trúng các mục tiêu bất kỳ trên mặt đất, các cụm hàng không mẫu hạm cũng như mọi mục tiêu được bố trí trong không gian vũ trụ gần: trước hết nói về các vệ tinh quân sự và các tên lửa chiến lược mang đầu đạn. Có thể PAKDA sẽ được trang bị cả bom, cho phép nó ném bom lãnh thổ của kẻ thù.

Phóng viên The National Interest, Mark Episkopos, nhấn mạnh rằng máy bay Nga có thể trở thành đối thủ cạnh tranh nguy hiểm đối với máy bay NATO, bởi nó được tích hợp những giải pháp chế tạo máy bay mới nhất: đó là các đặc tính tàng hình cao và hệ thống lái được hoàn thiện, khả năng chiến đấu được mở rộng.

Tuy nhiên, không nên kỳ vọng vào sự xuất hiện sớm của nó. Những công trình sư hàng không của Nga đã nghe được kinh nghiệm đáng buồn trong việc chế tạo chế tạo các tiêm kích tàng hình F-35 của Mỹ, cho nên họ không quá chú trọng đến thời hạn thực hiện đơn hàng của Bộ Quốc phòng, mà chú ý đến chất lượng của mẫu mới.

Thời gian này, ở Mỹ người ta tuyên bố việc bắt đầu sản xuất máy bay ném bom tàng hình chiến lược mới B-21 Raider, dự định sẽ thay thế cho mẫu B-2 Spirit đã cũ. Cuộc chạy đua chế tạo máy bay tàng hình lần này giữa Nga và Mỹ hứa hẹn sẽ còn kéo dài.