Phát triển cảng Liên Chiểu để có thể tiếp nhận tàu 100.000 tấn từ sau năm 2020

VietTimes -- Đó là nội dung kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng về chủ trương đầu tư xây dựng bến cảng Liên Chiểu (Đà Nẵng) trong lộ trình hoán đổi công năng cảng hàng hóa đối với Cảng Tiên Sa sang cảng du lịch trong tương lai.
Sau năm 2020, Cảng Liê Chiểu sẽ từng bước phát triển để đảm nhận vai trò khu bến chính của cảng cửa ngõ quốc tế tại khu vực miền Trung, tiếp nhận tàu có trọng tải 100.000 tấn. Tàu container có sức chở từ 6.000-8.000 TEUS.
Sau năm 2020, Cảng Liê Chiểu sẽ từng bước phát triển để đảm nhận vai trò khu bến chính của cảng cửa ngõ quốc tế tại khu vực miền Trung, tiếp nhận tàu có trọng tải 100.000 tấn. Tàu container có sức chở từ 6.000-8.000 TEUS.

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản kết luận cuộc họp tháo gỡ vướng mắc trong quá trình lập, thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng bến cảng Liên Chiếu (Đà Nẵng) diễn ra ngày 24/12/2018.

Theo báo cáo của UBND TP Đà Nẵng tại cuộc họp, việc giải tỏa giao thông khu vực Tiên Sa ngày càng khó khăn do nhu cầu giao thông tại khu vục ngày càng tăng cao. Việc đầu tư phát triển mở rộng kết cấu hạ tầng giao thông đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn nên rất khó thực hiện và khó đạt được hiệu quả đầu tư trong giai đoạn hiện nay. 

Do vậy, cần sớm nâng cấp Khu bến cảng Liên Chiểu để đáp ứng yêu cầu vận tải hàng hóa bằng đường biển và phát triển kinh tể - xã hội của khu vực miền Trung và của TP Đà Nẵng. 

Sau khi lắng nghe các Bộ ngành Trung ương, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng thống nhất điều chỉnh Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, cảng biển Đà Nẵng là cảng tổng hợp quốc gia, là đầu mối khu vực (Loại 1); Về lâu dài có khả năng phát triển để đảm nhận vai trò cửa ngõ quốc tế ở khu vực miền Trung (loại 1A). Cảng biển Đà Nẵng gồm một số khu bến cảng chính như: Khu bến Tiên Sa, Khu bến Liên Chiểu. 

Cụ thể, Khu bến Tiên Sa là khu bến cảng tổng hợp, container phục vụ TP Đà Nẵng, một phần Bắc Tây Nguyên và hàng quá cảnh của Lào, Đông Bắc Thái Lan,  tiếp nhận tàu có trọng tải từ 30.000-50.000 tấn, tàu container có sức chở đến 4.000 TEUS, tàu khách du lịch quốc tế có tổng dung tích 100.000 GT và lớn hơn với ga hành khách đồng bộ, hiện đại;

Khu bến Liên Chiều trước mắt có chức năng chính là chuyên dùng hàng rời, hàng lỏng phục vụ trực tiếp các cơ sở công nghiệp dịch vụ tại đây. Về lâu dài (sau năm 2020) sẽ từng bước phát triển để đảm nhận vai trò khu bến chính của cảng cửa ngõ quốc tế tại khu vực miền Trung, tiếp nhận tàu có trọng tải 100.000 tấn, tàu container có sức chở từ 6.000-8.000 TEUS. 

“Trên thực tế, Khu bến cảng Tiên Sa chỉ đạt công suất khai thác khoảng 6 triệu tấn/năm, do chịu áp lực lớn về giao thông kết nối ảnh hưởng đến hiệu quả khai thác, sử dụng bến cảng và không đạt được công suất khai thác theo quy hoạch đã được phê duyệt. Do đó, cần phải giải tỏa giao thông để phục vụ cho hoạt động của Khu bến cảng Tiên Sa” - Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh.

Trước đó, liên quan đến đầu tư xây dựng Cảng biển Liên Chiểu, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo việc đầu tư cảng Liên Chiều dần thay thế cho cảng Tiên Sa là cần thiết và cấp bách; đồng ý đề xuất của Bộ GTVT và UBND TP Đà Nẵng về các phương án đầu tư, trước mắt giao cho UBND TP Đà Nẵng đảm nhận toàn bộ việc đầu tư xây dựng Bến cảng Liên Chiểu.

UBND TP Đà Nẵng chịu trách nhiệm quản lý và thực hiện đầu tư các hạng mục công trình xây dựng của Dự án đầu tư xây dựng bến cảng Liên Chiểu sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nuớc theo quy định của pháp luật./.