|
Ảnh minh họa. |
Cụ thể, khoản lợi nhuận ít ỏi 4,8 tỷ đồng đã bị điều chỉnh giảm hơn 13,8 tỷ đồng. Kết quả công ty lỗ ròng 13,8 tỷ đồng. Lợi nhuận cổ đông công ty mẹ giảm 14,4 tỷ đồng, ở mức -365 tỷ đồng.
Trong khi đó, năm 2013 Tập đoàn lãi 1.578 tỷ đồng, lợi nhuận cổ đông công ty mẹ là 1.377 tỷ đồng.
Nguyên nhân chính dẫn đến chênh lệch này là do doanh thu thuần giảm mạnh 20 tỷ đồng trong khi giá vốn hàng bán tăng thêm 43 tỷ đồng.
Chênh lệch trước và sau kiểm toán (Đơn vị: Tỷ đồng)
Báo cáo tài chính của Petrolimex cũng nhận được nhiều lưu ý của kiểm toán.
Kiểm toán cho biết Petrolimex đang ghi nhận giá trị quyền sử dụng đất phải trả nhà nước là 852,4 tỷ đồng nhưng chưa có quyết định phê duyệt của UBND các tỉnh, thành phố. Đến thời điểm lập báo cáo, tập đoàn vẫn chưa có quyết định phê duyệt liên quan đến vấn đề này.
Ngoài ra, kiểm toán cũng lưu ý, giá trị thuần có thể thực hiện được của các mặt hàng xăng dầu tồn kho của tập đoàn nhỏ hơn giá gốc với số tiền khoảng 68 tỷ đồng, trong đó các mặt hàng bị lỗ với số tiền khoảng 292 tỷ đồng, các mặt hàng có lãi với số tiền khoảng 225 tỷ đồng.
Giá cơ sở để hình thành giá bán các mặt hàng xăng dầu thì công thức tính giá cơ sở được tính bình quân của 15 ngày sát với ngày tính giá của chu kỳ dự trữ xăng dầu, trong khi tập đoàn phải đảm bảo tồn kho dự trữ một khối lượng xăng dầu trong khoảng 30 ngày. Do đó giá bán xăng dầu sẽ điều chỉnh chậm hơn giá đầu vào và khoản giảm giá của xăng dầu tồn kho mang tính luân chuyển theo chu kỳ tính giá của Nhà nước. Do đó ban lãnh đạo đã không trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho và thực hiện hạch toán lãi/lỗ theo thực tế tại thời điểm bán hàng. Nếu ghi nhận số dự phòng giảm giá hàng tồn kho riêng cho các mặt hàng bị lỗ nêu trên thì kết quả kinh doanh của tập đoàn sẽ giảm tương ứng.
Tuy nhiên giải trình vấn đề này, Petrolimex cho biết việc hạch toán lãi/lỗ theo thực tế theo thời điểm bán hàng là phù hợp đối với hoàn cảnh giá dầu thô giảm.
Theo Bizlive