|
Một số biện pháp quyết liệt mà ông Trump định áp dụng với Trung Quốc khiến các học giả Mỹ và Trung Quốc lo ngại. |
Theo Bloomberg News, bà Monica Crowley, người phát ngôn của Bộ Tài chính Mỹ, ngày 28 tháng 9 đã khẩn cấp gửi email cải chính gửi các cơ quan truyền thông, nói hiện chưa có kế hoạch cấm các công ty Trung Quốc niêm yết tại Mỹ.
Vào ngày hôm trước, tức 27 tháng 9, ba cơ quan truyền thông của Mỹ đã nhận được thông tin tiết lộ. Trong đó, Bloomberg và New York Times được thông báo bởi các nguồn thạo tin rằng Nhà Trắng đang xem xét cấm các công ty Trung Quốc niêm yết tại Mỹ. Các biện pháp được xem xét bao gồm: hủy niêm yết chứng khoán Trung Quốc khỏi Sở giao dịch chứng khoán Mỹ. Các công ty chứng khoán lớn được yêu cầu loại bỏ cổ phiếu Trung Quốc ra khỏi bản danh sách chỉ số và thắt chặt đầu vào đầu tư quỹ dưỡng lão của chính phủ Mỹ. Các tin này đã khiến chứng khoán Mỹ giảm mạnh trong ngày khi đóng cửa, với việc Alibaba giảm 5,15%, Baidu đóng cửa giảm 3,67%, Jingdong giảm 5,97% và Pinduoduo mất hơn 4,2%.
|
Bà Monica Crowley, người phát ngôn của Bộ Tài chính Mỹ: hiện chưa có kế hoạch cấm các công ty Trung Quốc niêm yết tại Mỹ.
|
Một nguồn tin khác nói với kênh Tài chính (CNBC) của Tập đoàn Phát thanh Quốc gia (National Broadcasting Company, NBC) rằng Nhà Trắng đang lên kế hoạch cho một số biện pháp ngăn chặn dòng vốn đầu tư sang Trung Quốc với lý do bảo vệ vốn của Mỹ khỏi bị sự giám sát quản lý bất chấp mọi quy định của phía Trung Quốc. Các biện pháp được xem xét là: thiết lập lại cơ chế hủy niêm yết của thị trường chứng khoán Mỹ, quản chế các công ty Trung Quốc niêm yết tại Mỹ và hạn chế các công ty cùng công dân Mỹ đầu tư vào Trung Quốc.
CNBC và trang mạng VOA đều cho rằng các “Kế sách” (Deliberations) mới của Nhà Trắng nhằm giành được lợi thế hơn trước vòng thứ 13 cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung dự định tổ chức tại Washington vào tháng 10 tới.
Về vấn đề này, Stephen Roach, một học giả nổi tiếng uyên thâm tại Đại học Yale và cựu Chủ tịch khu vực châu Âu của công ty tài chính hàng đầu Mỹ Morgan Stanley, hôm 27/9 khi tham gia chương trình truyền hình “Trading Nation” của CNBC, đã nói: “Việc rút vốn của Mỹ khỏi Trung Quốc dứt khoát là một thảm họa không đáng có”. Ông Roach giải thích: “Việc mở cửa thị trường cho nhau là điều cực kỳ quan trọng là, đặc biệt là đối với Trung Quốc, quốc gia có thể trở thành thị trường tiêu thụ lớn nhất vào nửa đầu thế kỷ này”.
|
Học giá Stephen Roach: việc rút vốn của Mỹ khỏi Trung Quốc dứt khoát là một thảm họa không đáng có
|
Ông Stephen Roach chỉ ra rằng Mỹ và Trung Quốc trước đó đã đàm phán trong 10 năm cho một thỏa thuận đầu tư song phương, với mục đích là “mở ra thị trường Mỹ cho Trung Quốc, đồng thời mở cửa thị trường Trung Quốc cho Mỹ”. Ông nói: “Chúng ta đã đến rất gần một thỏa thuận, nhưng hiện nay đang bế tắc”. “Chúng ta (Mỹ) đã ký thỏa thuận đầu tư song phương với 42 quốc gia và 145 quốc gia đã ký thỏa thuận với Trung Quốc. Tăng cường hợp tác đa phương và các hoạt động đầu tư mở và tự do là cách tốt nhất để tiến hành hoạt động thương mại xuyên biên giới. Hiện nay chúng ta đang đi theo một hướng sai. Tôi thực sự lo lắng quốc gia sao có thể phát triển được theo phương hướng này”.
Ngoài ra, trong cuộc trò chuyện của ông Stephen Roach, đã tiết lộ một số điều bất lực: “Tiến bộ duy nhất trong các cuộc đàm phán Mỹ - Trung là đổi lại từ chiến lược đậu tương; tức là tin rằng Trung Quốc sẽ mua nhiều sản phẩm nông nghiệp hơn. Mỹ hiện đang thâm hụt mậu dịch với 100 quốc gia, nhưng căn bản không có biện pháp nào để giải quyết các vấn đề của nhiều giao dịch song phương chồng nhau”.
Hai học giả khi được VOA phỏng vấn cũng đều bày tỏ lo ngại. Judith Lee, một luật sư về thương mại quốc tế của Văn phòng luật Gibson Dunn, chỉ ra rằng động thái này sẽ làm tăng sự không chắc chắn và có tác động tiêu cực rất lớn đến đầu tư của công ty. “Biện pháp này sẽ là chưa từng có và có thể phá hoại nghiêm trọng thị trường”. Ông Doug Barry, người phát ngôn Ủy ban Quốc gia về Thương mại Mỹ - Trung Quốc thì cho rằng: “Đây là sự can thiệp rất đáng lo ngại vào thị trường. Lúc này không phải là thời điểm tốt, bởi vì các cuộc đàm phán thương mại cấp cao dự kiến sẽ bắt đầu lại vào ngày 10 tháng 10”.
|
Nhà kinh tế Tom Orlik: nếu Mỹ kiềm chế dòng vốn đầu tư vào Trung Quốc, sẽ tạo ra áp lực mới đối với tranh chấp kinh tế giữa hai nước và ảnh hưởng sẽ lớn hơn nhiều so với cuộc chiến thuế quan giữa hai bên. |
Không chỉ các chuyên gia và học giả, CNBC cũng nói rằng kết quả bản báo cáo nghiên cứu mới nhất do Đại học Michigan công bố cùng ngày 27/9 cho thấy số người tiêu dùng Mỹ cho rằng chính sách thương mại của Mỹ đang cản trở sự phát triển kinh tế hiện đã đạt mức cao nhất trong lịch sử.
Tom Orlik, nhà kinh tế hàng đầu cung cấp các thông tin tài chính và thương mại tại Bloomberg, nói nếu Mỹ kiềm chế dòng vốn đầu tư vào Trung Quốc, nó sẽ tạo ra áp lực mới đối với tranh chấp kinh tế giữa hai nước và ảnh hưởng sẽ lớn hơn nhiều so với cuộc chiến thuế quan giữa hai bên.
Về vấn đề này, các chuyên gia Trung Quốc cho rằng mặc dù Bộ Tài chính Mỹ đã khẩn cấp cải chính để khắc phục hậu quả, nhưng đối với sự đàn áp tư duy không có giới hạn của Mỹ, phía Trung Quốc cần hết sức coi trọng, chuẩn bị và đưa ra các phương án đối sách.
Ông Dương Tử Vinh (Yang Zirong), một học giả tại Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính trị Thế giới của Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, nói: trước một vòng trừng phạt tài chính mới mà Mỹ có thể sẽ áp dụng, các công ty Trung Quốc cần tìm kiếm thị trường vốn châu Âu hoặc thị trường vốn niêm yết trong nước để tránh bị thiệt hại do các sự kiện không thể xác định như sự trừng phạt về tài chính của Mỹ.
|
Ông Ân Kiến Phong: Mỹ đơn phương áp dụng buộc các công ty Trung Quốc rời bỏ thị trường chứng khoán Mỹ là “cực kỳ vô lý”, sẽ gây ra những chấn thương chết người cho thị trường chứng khoán Mỹ
|
Trước thông tin chính phủ Mỹ đang xem xét yêu cầu hủy bỏ niêm yết của các công ty Trung Quốc lên sàn chứng khoán ở Mỹ; các chuyên gia Trung Quốc cảnh báo rằng hành động này của Mỹ có thể gây nên hậu quả nghiêm trọng. Ngày 29 tháng 9, tờ “Thời báo Hoàn cầu” đưa tin, ông Ân Kiến Phong (Yin Jianfeng), Trưởng phòng Nghiên cứu cấu trúc Tài chính, Viện Khoa học xã hội Trung Quốc cho rằng cách Mỹ đơn phương áp dụng buộc các công ty Trung Quốc rời bỏ thị trường chứng khoán Mỹ là “cực kỳ vô lý”, sẽ gây ra những chấn thương chết người cho thị trường chứng khoán Mỹ. Ông chỉ ra rằng Mỹ luôn dựa vào thặng dư vốn và tài khoản tài chính để hỗ trợ thâm hụt thương mại. Nếu Mỹ muốn khơi mào một cuộc chiến tiền tệ chống lại Trung Quốc, thì chả khác nào tự sát và chỉ có thể dẫn đến sự sụp đổ của thị trường tài chính của chính họ.
(Theo Đa Chiều)