Ong được huấn luyện để phát hiện virus SARS-CoV-2, kết quả có ngay lập tức thay vì chờ vài ngày

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Các nhà nghiên cứu Hà Lan đã huấn luyện ong để phát hiện virus SARS-CoV-2 từ mùi đặc trưng của các mẫu bệnh phẩm. 
Có thể mất hàng giờ hoặc vài ngày để có kết quả xét nghiệm Covid-19, nhưng ong có thể cho kết quả ngay lập tức. Ảnh: AP
Có thể mất hàng giờ hoặc vài ngày để có kết quả xét nghiệm Covid-19, nhưng ong có thể cho kết quả ngay lập tức. Ảnh: AP

Các nhà nghiên cứu Hà Lan đã huấn luyện những con ong có khứu giác nhạy bén để xác định các mẫu bệnh nghi nhiễm Covid-19. Nhờ những con ong này mà thời gian chờ đợi kết quả xét nghiệm từ vài ngày xuống chỉ còn vài giây.

Để huấn luyện ong, các nhà khoa học trong phòng thí nghiệm Đại học Wageningen sử dụng phương pháp phản xạ có điều kiện và thưởng cho ong nước đường sau khi cho chúng xem các mẫu bị nhiễm Covid-19. Chúng sẽ không nhận được phần thưởng nào sau khi được cho xem một mẫu không bị nhiễm bệnh.

Giáo sư Wim van der Poel, bác sĩ thú y chuyên nghiên cứu virus tham gia dự án cho biết, khi đã quen với hệ thống này, những con ong sẽ tự thò vòi ra để nhận phần thưởng khi tiếp xúc với một mẫu nhiễm bệnh.

"Chúng tôi thu thập những con ong mật bình thường từ một người nuôi ong. Ngay sau khi đưa ra một mẫu dương tính SARS-CoV-2, chúng tôi cho chúng uống nước đường. Và những gì ong làm là chúng thò vòi để lấy nước đường"

Theo các nhà nghiên cứu, việc thò vòi giống như ống hút của loài ong là dấu hiệu xác nhận kết quả xét nghiệm dương tính Covid-19.

Có thể mất hàng giờ hoặc vài ngày để có kết quả xét nghiệm Covid-19, nhưng phản hồi từ ong là ngay lập tức. Các nhà nghiên cứu nói rằng phương pháp này khá rẻ, có khả năng hữu ích cho các quốc gia nơi khan hiếm dụng cụ xét nghiệm.

Nhưng theo giáo sư nghiên cứu về ong, côn trùng và miễn dịch học động vật tại Đại học Ghent ở Bỉ - Dirk de Graaf, kỹ thuật này sẽ không thể thay thế các hình thức xét nghiệm Covid-19 thông thường một sớm một chiều.

"Đó là một ý tưởng hay, nhưng tôi muốn thực hiện các xét nghiệm bằng các công cụ chẩn đoán hơn là sử dụng ong cho việc này. Tôi là một người yêu ong, nhưng tôi sẽ sử dụng những con ong cho các mục đích khác ngoài việc phát hiện Covid-19," ông nói.

Giáo sư De Graaf cho biết, kỹ thuật "côn trùng đánh hơi" đã được Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ thử nghiệm để phát hiện chất nổ và chất độc vào những năm 1990. Bướm đêm, ong và tò vò được sử dụng để "phát hiện chất nổ cũng như chẩn đoán y tế một cách an toàn".

Mặc dù ông rất hào hứng với ý tưởng thử nghiệm ong phát hiện virus khi xét nghiệm PCR không có sẵn, nhưng thử nghiệm của trường Wageningen cung cấp quá ít thông tin để xác định hiệu quả thực sự.

Theo Reuters