Những khu vực nào có thể trở thành "điểm nóng" tiếp theo trên thế giới?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Tình hình tại Nagorno-Karabakh bắt đầu nóng lên từ đầu tháng 3, khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Lãnh đạo Armenia đã nỗ lực giải quyết vấn đề thông qua đàm phán. 
Binh sĩ Đài loan tập trận bắn đạn thật tại Tân Trúc, tây bắc Đài loan
Binh sĩ Đài loan tập trận bắn đạn thật tại Tân Trúc, tây bắc Đài loan

Trong bối cảnh Nga đang tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, những điểm nóng “đang ngủ” trên thế giới, có thể bừng tỉnh bất cứ lúc nào. Lãnh đạo nước cộng hòa tự xưng Nagorno-Karabakh đã ban bố thiết quân luật, khi quân đội Azerbaijan tiến vào khu vực, do lực lượng gìn giữ hòa bình Nga phụ trách. Tình hình Kosovo, Đài loan cũng bắt đầu nóng dần lên.

Tình hình tại Nagorno-Karabakh bắt đầu nóng lên từ đầu tháng 3, khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Lãnh đạo Armenia đã nỗ lực giải quyết vấn đề thông qua đàm phán, nhưng phía Azerbaijan đã quyết định làm cho tình hình trở nên căng thẳng hơn. Baku đã khóa đường ống dẫn khí đốt cung cấp cho Karabakh, tập trung quân đội sát biên giới với Nagorno- Karabakh.

Ngày 24 và 25/3, máy bay không người lái của Azerbaijan đã tấn công các đơn vị của Nagorno-Karabakh. Giao tranh đã xảy ra quanh khu làng Farukh – khu vực do quân đội Nga canh giữ. Theo một số nguồn tin, Azerbaijan đã chiếm được ngôi làng, mà không tốn một viên đạn. Đụng độ sau đó đã xảy ra tại điểm cao chiến lược Karaglukh. Chính quyền Nagornp-Karabakh đã ban bố thiết quân luật.

Ngày 26/3, bộ quốc phòng Nga cáo buộc Azerbaijan vi phạm thỏa thuận, đưa quân vào khu vực do Nga đảm nhiệm tại Nagorno-Karabakh, quân đội Nga tiến hành thiết lập trạm quan sát và yêu cầu phía Azerbaijan rút quân. Azerbaijan phủ nhận cáo buộc của Nga. Tình hình hiện vẫn rất căng thẳng. Nhưng các bên đã ngồi vào bàn đàm phán, quyết định giải quyết xung đột bằng biện pháp ngoại giao.

Khu vực Kosovo

Khu vực tiếp theo có thể trở thành điểm nóng của thế giới – đó là Kosovo. Serbia và Kosovo đã điều quân đội tới biên giới của nhau. Nguyên nhân của sự việc được cho là bắt nguồn từ khu vực phía bắc của Kosovo – đại đa số người dân nơi đây là người Serbia. Chính quyền Pristina (thủ phủ của Kosovo) không cho phép người Serbia ở phía bắc Kosovo mở rộng quyền hạn khi tiến hành bầu cử chính quyền địa phương. Ngày 24/3, Serbia tổ chức sự kiện tưởng nhớ nạn nhân thiệt mạng trong vụ ném bom của NATO vào nước này. “Góp mặt” với sự kiện trong hòa bình của người Serbia là xe bọc thép và lực lượng đặc nhiệm của Kosovo. Lữ đoàn đặc nhiệm số 72 tới của Serbia cũng được điều tới.

Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic tuyên bố: “Nền hòa bình đã duy trì được 9 năm qua ở khu vực này, có thể sụp đổ bất cứ lúc nào. Khi những công chức người Serbia ở Kosovo bị sa thải hàng loạt. Pristina (thủ đô của Kosovo) luôn theo đuổi đường lối xung đột, chèn ép người Serbia ra khỏi Kosovo – nơi mà họ tự nhận là vùng đất của riêng mình. Thời điểm gây hấn được phía Kosovo lựa chọn rất thích hợp. Đó là: hiện nay châu Âu đang dồn hết thời gian và tâm trí cho cuộc xung đột Ukraine. Hơn thế nữa, khi giải quyết tranh chấp Serbia-Kosovo, Brussels thường giữ quan điểm thiên về Serbia”.

Điểm nóng tiếp theo của thế giới có thể là Đài loan

Giới phân tích đánh giá: Đài loan rất có thể sẽ là tâm chấn của đối đầu quốc tế.

Thời gian gần đây, Trung quốc tăng cường tập trận ngay sát Đài loan. Ngày 26/2, quân đội Trung quốc diễn tập đánh chiếm vùng duyên hải của kẻ thù giả định, cuộc diễn tập được tiến hành tại tỉnh Phúc kiến, năm ngay sát Đài loan.

Máy bay của Trung quốc thường xuyên đi vào không phận của Đài loan. Chính quyền Đài loan cho rằng: nguy cơ quân sự với Trung quốc ngày càng gia tăng.

Bộ trưởng ngoại giao Đài loan Ngô Chiêu Nhiếp tuyên bố: “Đài loan sẽ kiên quyết đấu tranh để bảo vệ chủ quyền và nền dân chủ của mình”.

Bộ quốc phòng Trung quốc tuyên bố: “Không có thế lực nào có thể ngăn cản được sự thống nhất của Trung quốc với Đài loan”.

Hiện nay, Mỹ vẫn chưa công nhận chủ quyền của Đài loan, thế nhưng, hôm 13/3. Tổng thống J.Biden đã ký một đạo luật, theo đó, chính phủ Mỹ không được phép thể hiện Đài loan và các hòn đảo của Đài loan là một phần của lãnh thổ Trung quốc.

Yemen cũng có thể là điểm nóng tiếp theo của thế giới

Hôm 25/3 vừa rồi, lực lượng nổi dậy Houthi đã tấn công bằng tên lửa vào thành phố cảng Jeddah của Arập Xê-ut. Mục tiêu của cuộc tấn công là kho chứa dầu xuất khẩu và cơ sở lọc dầu của thành phố cảng này.

Cách đây 7 năm, lực lượng nổi dậy Houthi đã lật đổ chính phủ Yemen. Xác định đây là đòn tấn công vào nền an ninh của chính mình, các nước Arập đã thiết lập liên minh, tuyên chiến với Houthi. Cuộc chiến vẫn kéo dài đến hôm nay. Chính cuộc chiến này đã trở thành nguyên nhân của những bất đồng giữa Washington và Riyadh. Hoàng tử của Arab Saudi Mohammad bin Salman rất không hài lòng, vì Mỹ từ chối giúp đỡ. Bản thân Arập Xê-ut không đủ sức mạnh để tự kết thúc cuộc xung đột này.

Theo AIF