Nhân viên liên tục đột tử, nhảy lầu, bị khai trừ, chuyện gì đang xảy ra với Pinduoduo?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes –  Nền tảng thương mại điện tử nổi tiếng Trung Quốc Pinduoduo hiện đang đối mặt với làn sóng chỉ trích mạnh mẽ khi nhân viên công ty lần lượt đột tử, nhảy lầu tự sát, bị đuổi việc không lý do.
nhân viên Pinduoduo đột tử
nhân viên Pinduoduo đột tử

Gần bước sang năm mới, một nữ nhân viên 22 tuổi của Pinduoduo đột ngột qua đời trên đường tan làm trở về nhà vào sáng sớm. Những chủ đề như " văn hóa làm việc 996" và " cái chết đột ngột của người trẻ làm việc ngoài giờ " đang là chủ đề được dư luận quan tâm. Thế nhưng, công ty mà nhiều người trẻ đang cống hiến cả tuổi thanh xuân và nhiệt huyết, Pinduoduo, cũng không ít lần điêu đứng vì những phát ngôn “hớ hênh”, làm tổn thương tinh thần của vào hàng nghìn công nhân.

Trong mười ngày sau đó, một nhân viên của Pinduoduo đã phải nhập viên khẩn cấp vì đau bụng; một nhân viên khác của Pinduoduo chỉ vì nhìn thấy đồng nghiệp của mình được đưa vào xe cấp cứu mà đã bị Pinduoduo đuổi việc; một thanh niên trẻ vừa mới gia nhập ở Pinduoduo không lâu đã tự tử bằng cách nhảy từ tầng 27 xuống,…

Rốt cuộc điều gì đã xảy ra với Pinduoduo?

Đăng ảnh đồng nghiệp ngất xỉu, một nhân viên bị sa thải

Nền tảng TMĐT lớn thứ 2 Trung Quốc - Pinduoduo

Nền tảng TMĐT lớn thứ 2 Trung Quốc - Pinduoduo

Đêm qua, một tài khoản tên Wang tự xưng là cựu nhân viên Pingduoduo đã đăng tải một video có tiêu đề : "Tôi đã bị Pinduoduo sa thải vì thấy đồng nghiệp của mình bị đưa vào xe cấp cứu". Người này nói rằng anh ấy đã "bị đuổi khỏi công ty" trong vòng 30 phút ngay sau khi nhìn thấy đồng nghiệp của mình được đưa vào xe cứu thương. Khi anh ấy đưa thông tin lên nền tảng xã hội Maimai, mọi thứ bắt đầu vượt quá tầm kiểm soát.

Cụ thể vào ngày 8 tháng 1, sau khi anh ấy đăng một bức ảnh lên nền tảng Maimai, giám đốc điều hành công ty và bộ phận nhân sự đã yêu cầu anh ấy tự nguyện từ chức. Sau khi từ chối, anh ấy đã bị công ty sa thải và bị yêu cầu rời khỏi công ty ngay lập tức. Hiện tại, anh Wang đã quyết định đệ đơn kiện Pinduoduo.

Trên mạng xã hội Weibo, rất nhiều người lên tiếng ủng hộ hành động của anh ấy. “Nếu chúng ta không phản kháng thì mọi việc chỉ càng ngày càng tệ hơn.” “Thế hệ người trẻ sau năm 95, 2000 đều rất can đảm”, “Chỉ vì thấp cổ bé họng mà không có quyền lên tiếng sao".

Về vấn đề này, bộ phận nhân sự của Pinduoduo đã đưa ra tuyên bố rằng Wang bị công ty chấm dứt hợp đồng không phải vì anh ấy đăng “ảnh xe cứu thương” lên nền tảng xã hội. Công ty điều tra và thấy rằng Wang đã đăng rất nhiều lần phát tán hình ảnh trong cộng đồng ẩn danh này. Nhận xét quá khích với ý định ác ý làm tổn hại uy tín công ty đã vi phạm quy tắc ứng xử mà hai bên đã thống nhất trong sổ tay nhân viên. Vì vậy công ty quyết định chấm dứt hợp đồng với anh Wang.

Tuy nhiên, tuyên bố của Pinduoduo không nhận được sự tán đồng. Có lẽ, Pinduoduo nên phản ánh và chấn chỉnh lại, không chỉ đối với việc nhân viên nào đã phát biểu sai.

Liên quan đến vụ việc này, cư dân mạng tò mò nhất là thông tin nặc danh được phát hiện như thế nào?

Để đáp lại việc sa thải chủ nhân các bài đăng ẩn danh của Pinduoduo, Maimai đã khẳng định rằng công ty tuân thủ nghiêm ngặt các quy định và luật pháp quốc gia có liên quan về mặt quản lý thông tin người dùng, công ty không cung cấp thông tin người dùng cho bất kỳ bên thứ ba nào. Và thông tin cá nhân được bảo vệ cực kỳ nghiêm ngặt. Để đảm bảo tính bảo mật của bài đăng, công ty sử dụng công nghệ mã hóa bất đối xứng để mã hóa danh tính người đăng bài. Ngay cả nhân viên nội bộ của Maimai cũng không thể lấy được bất kỳ thông tin cá nhân nào.

Đối với người trẻ đột tử khi làm việc, văn hóa 996 thực sự là ác mộng

Văn hóa làm việc 996 đang bóp nghẹt giới trẻ

Văn hóa làm việc 996 đang bóp nghẹt giới trẻ

Khi năm 2021 vừa đến, hai nhân viên trẻ của Pinduoduo đã lần lượt qua đời.

Vào lúc 1h sáng âm 20 độ trên con đường Tân Cương ngày 29/12, một cô gái trẻ tên Zhang vừa mới ra trường, hừng hực nhiệt huyết tuổi trẻ đã mãi mãi ra đi ở tuổi 22. Zhang đột ngột qua đời, được cho là do phải làm thêm giờ đến sáng, khiến dư luận xứ tỷ dân chấn động.

Zhang làm việc trong bộ phận “Duoduo Maicai" (Tạm dịch: Mua sắm hàng hóa của Duoduo), một dự án quan trọng của Pinduoduo trong những năm gần đây. Các nền tảng mua sắm đồ ăn trực tuyến Meituan Maicai, XingSheng Youxuan và ChengXin Youxuan đang trong cuộc cạnh tranh khốc liệt. Do đó, Duoduo Maicai đã trở thành một trong những dự án khắt khe nhất của Pinduoduo để cạnh tranh với các nền tảng khác về tính linh hoạt, tốc độ và hiệu quả.

Vào ngày 9/1, theo báo cáo chính thức của Pinduoduo, Tan Moulin - nhân viên mới gia nhập công ty vài tháng, đã tự tử bằng cách nhảy lầu tại nhà riêng ở Trường Sa, Hồ Nam, Trung Quốc. Theo lời kể của bố Tan, ông đến đón Tan Moulin tại sân bay Trường Sa vào chiều ngày 9/1, đến khoảng 12h30 cùng ngày, Tan Moulin đã nhảy từ tầng 27 và chết tại chỗ, bác sĩ pháp y xác nhận Tan chết do tự tử.

Cư dân mạng đặt câu hỏi về nguyên nhân tự sát của Tan Moulin và nhiều nguồn tin cho rằng Tan " tự sát vì không thể trở thành nhân viên chín thức". Pinduoduo thông báo Tan gia nhập công ty vào ngày 8 /7/2020 với tư cách là kỹ sư phát triển kỹ thuật. Trước khi sự việc xảy ra, vào ngày 30/12/2020, nhân viên này đã hoàn thành quá trình thử việc và chuẩn bị lên nhân viên chính thức. Hệ thống của công ty cho thấy hiệu suất của Tan Moulin đạt trung bình khoảng 80 điểm (hệ thống 100 điểm). Ngoài ra, Pinduoduo tiết lộ rằng, theo thông tin mà gia đình nhân viên cung cấp, Tan đã mua vé của hãng hàng không Eastern Airlines để trở về Thượng Hải từ Trường Sa vào chiều ngày hôm sau.

Văn hóa làm việc quá giờ ở Trung Quốc, đặc biệt là những hãng công nghệ khổng lồ

Mọi người thương tiếc cho sự ra đi đột ngột của những người trẻ tuổi và hơn hết là nỗi đau về văn hóa làm việc quá giờ. Những lợi thế khổng lồ và hiệu quả, năng suất cao mà những gã công nghệ khổng lồ hứa hẹn đang trở thành đối tượng chịu nhiều sự chỉ trích nhất.

Việc nhân viên công ty công nghệ đột tử do làm việc cường độ cao không phải là hiếm gặp.

Vào đầu năm 2019, kỹ sư Huawei Qi Zhiyong đã qua đời vì làm việc quá sức tại Kenya. Anh ấy đã làm việc liên tục trong 22 tháng không có ngày nghỉ để đảm bảo hiệu suất công việc. Anh ấy ra đi khi mới 36 tuổi để lại vợ và hai đứa con nhỏ.

Tỷ phú Jack Ma từng tuyên bố tại sự kiện truyền thông nội bộ của Alibaba rằng văn hóa làm việc 12 tiếng/ngày là “phước lành”. “Còn trẻ mà không làm theo lịch ‘996’ thì bao giờ mới làm? Nếu không đầu tư thời gian, năng lượng nhiều hơn người khác, làm sao có thể đạt được thành công”, ông nói.

Theo giải thích của vị tỷ phú, thời gian đó không chỉ là để làm việc mà còn là để học hỏi, phát triển bản thân. Bên cạnh văn hóa văn hóa “996” - làm việc từ 9h đến 21h mỗi ngày, 6 ngày/tuần, nhiều thuật ngữ làm thêm giờ cũng liên tục xuất hiện, điển hình là “715”, có nghĩa là làm việc 15 giờ/ngày, 7 ngày/tuần. Trước tình trạng tăng ca điên cuồng đã trở thành văn hóa khó thay đổi, những người trẻ đang vật lộn với cuộc sống chỉ đành gắng gượng chấp nhận.

Năm ngoái, Giám đốc điều hành Pinduoduo, Chen Lei, tiết lộ: “Hiện tại, Pinduoduo có chưa đến 7.000 nhân viên, và số lượng bưu kiện trung bình được gửi mỗi ngày đã vượt quá 70 triệu, chiếm khoảng 1/3 cả nước.” Trong khi đó, tập đoàn thương mại điện tử lớn thứ hai ở Trung Quốc - JingDong cho biết trong báo cáo tài chính mới nhất, tính đến ngày 30/9/2020, số lượng nhân viên trong các công ty niêm yết và chưa niêm yết thuộc hệ thống JD đã vượt quá 320.000 người.

Theo video anh Wang đăng tải, nhân viên làm việc tại trụ sở chính Thượng Hải của Pinduoduo có nghĩa vụ làm việc 300 giờ một tháng, và nhân viên chịu trách nhiệm mảng mua sắm hàng hóa phải làm việc 380 giờ.

Wang cũng đề cập rằng nếu xin nghỉ phép, nhân viên phải làm thêm giờ để bù vào số giờ làm việc còn thiếu, nếu không đáp ứng đủ giờ làm việc thì hiệu quả công việc sẽ bị ảnh hưởng. Hơn thế nữa, Pinduoduo còn khấu trừ những ngày nghỉ lễ, nếu kỳ nghỉ lễ quy định dài hơn ba ngày, nhân viên sẽ phải làm việc bù vào.

Thông tin này chưa được Pinduoduo thừa nhận. Chỉ sau 3 năm, Pinduoduo đã thành công niêm yết trên sàn chứng khoán và được định giá giá trị thị trường hơn 100 tỷ đô la Mỹ. Công ty hiện có giá trị thị trường là 200 tỷ đô la Mỹ và đã nhanh chóng phát triển thành một “nhà máy siêu lớn”.

Trong khoảng thời gian ngắn, Pinduoduo không chỉ vượt qua hai bức tường đồ sộ trong cạnh tranh thương mại điện tử Alibaba và JingDong, mà còn lập nên kỳ tích đáng ngưỡng mộ.

Cái chết đột ngột nhân viên không làm cho giá cổ phiếu của Pinduoduo giảm. Vào tối ngày 4/1, giá cổ phiếu của Pinduoduo đã giảm khoảng 4% khi mở cửa thị trường chứng khoán Mỹ. Sang ngày 5/1, giá cổ phiếu đã tăng gấp nhiều lần so với ngày hôm trước và vốn hóa thị trường của Pinduodup đạt đỉnh gần 230 tỷ USD. Tính đến thời điểm này, Pinduoduo có tổng vốn hóa hơn 221,6 tỷ đô la Mỹ, gần bằng tổng giá trị của JD và Baidu.

Về dữ liệu tài chính, Pinduoduo cũng hoạt động rất tốt. Vào ngày 12/11/2020, Pinduoduo đã công bố báo cáo tài chính quý 3 năm 2020 của mình. Báo cáo tài chính cho thấy trong 12 tháng tính đến cuối tháng 9, khối lượng giao dịch của nền tảng Pinduoduo đạt 1,4576 tỷ nhân dân tệ, tăng 73% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong quý 3, doanh thu của Pinduoduo đã vượt 14,2 tỷ nhân dân tệ, tăng 89% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tính đến cuối tháng 9, số lượng người dùng trên nền tảng Pinduoduo đạt 731,3 triệu, tăng 36% so với cùng kỳ năm ngoái. Đồng thời, số lượng người dùng hoạt động trung bình hàng tháng của Ứng dụng Pinduoduo đạt 643,4 triệu, tăng 213,8 triệu so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 74,6 triệu trong một quý.

Trên Weibo của Wang, có bình luận khiến tối rất tâm đắc, “Bạn có thể thờ ơ với những thông tin này ngày nay, nhưng khi văn hóa 996 và 715 trở thành hiện tượng phổ biến, bạn đừng phàn nàn rằng bạn được sinh không đúng lúc. Sự im lặng của bạn đối với cái ác là sự đàn áp đối với cái thiện".