Theo đó, đối với nhà ở có tổng diện tích sàn xây dựng nhỏ hơn 250 m², dưới 3 tầng hoặc có chiều cao dưới 12m thì chủ nhà được tự thiết kế và tổ chức thi công xây dựng và chịu trách nhiệm về an toàn xây dựng cũng như ảnh hưởng của việc xây dựng nhà ở đến các công trình liền kề của các sở hữu khác.
Đây được xem là điểm mới hơn Thông tư 10/2014/TT-BXD hướng dẫn Nghị định 64/2012/NĐ-CP về cấp giấy phép xây dựng nhà ở khi xây nhà dưới 3 tầng, cũng đã qui định khi xin phép xây dựng không cần phải có bản vẽ kết cấu.
Đối với nhà ở dưới 7 tầng, việc thiết kế và thi công xây dựng phải được tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định thực hiện.
Riêng đối với nhà từ 7 tầng trở lên, ngoài việc phải được tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện thiết kế, thi công xây dựng còn phải được thẩm định. Chủ nhà cần phải chuẩn bị hồ sơ hoàn thành công trình và thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để được kiểm tra trước khi đưa vào sử dụng.
Khi phát hiện nhà ở có dấu hiệu nguy hiểm không đảm bảo an toàn cho việc sử dụng, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng cần báo cáo ngay với chính quyền địa phương, tổ chức kiểm định chất lượng công trình; thực hiện các biện pháp khẩn cấp như hạn chế hoặc ngừng sử dụng, di chuyển người và tài sản để đảm bảo an toàn nếu nhà ở có nguy cơ sập đổ.
Trong quá trình thi công xây dựng nếu công trình liền kề, lân cận có dấu hiệu lún, nứt hoặc nguy cơ sập đổ, chủ nhà phải phối hợp với các sở hữu bị ảnh hưởng xác định nguyên nhân, thống nhất biện pháp khắc phục, trường hợp nếu hai bên không thông nhất biện pháp khắc phục thì được giải quyết theo luật định.
Theo Một thế giới