Người dân “đất nước cuồng ô tô” vẫn chưa tin tưởng xe tự lái

VietTimes -- Các nhà sản xuất ôtô Đức đang trưng những chiếc xe tự lái của họ tại triển lãm ô tô quốc tế IAA ở Frankfurt, nhưng hầu hết người dân ở đất nước “cuồng ô tô” vẫn chưa bị thuyết phục bởi công nghệ này.
Khách tham quan đang mục sở thị chiếc xe điện tự lái Audi AG Aicon tại Triển lãm Ô tô Frankfurt. Ảnh Bloomberg
Khách tham quan đang mục sở thị chiếc xe điện tự lái Audi AG Aicon tại Triển lãm Ô tô Frankfurt. Ảnh Bloomberg

Những khách tham quan tò mò đến dự hội chợ thương mại tổ chức hai năm một lần, có thể ủy thác cuộc sống của họ cho chiếc máy tính trên một chiếc xe được chế tạo đặc biệt tại đường đua thử nghiệm, từ đó có thể thấy rõ biển hiệu khổng lồ của hai hãng Daimler và Volkswagen.

Một chuyên gia ngồi sau vô lăng, nhưng không giữ chặt nó, mà để chứng minh một chiếc xe chỉ với các cảm biến và máy ảnh có thể thực hiện một điểm dừng khẩn cấp như thế nào, hoặc phản ứng lại với việc làn đường thay đổi đột ngột như thế nào, hoặc vào chuồng đỗ xe ngay cả khi kéo theo một chiếc rơ-mooc.

"Thật là điên rồ!"  - một hành khách phá lên cười khi chiếc xe của họ lao đến một chướng ngại vật với tốc độ 50 km/h (30 dặm / giờ) trước khi phanh gấp trong lúc người lái xe không hề chạm vào bộ phận điều khiển.

Các đối thủ trong ngành sản xuất và cung  cấp phụ tùng ô tô - Daimler, Volkswagen, Audi, Bosch, Continental và ZF đã cùng nhau tham gia chương trình này, một phần trong nỗ lực chấp nhận thực tế là các công ty công nghệ cao của Mỹ như Google và Tesla dường như đang vượt lên phía trước.

Hiện giờ, chỉ có 26% người Đức nói rằng họ sẽ đi xe lái tự động, trong khi tỷ lệ người nói muốn mua chỉ là 18%, một cuộc khảo sát gần đây của công ty tư vấn Ernst & Young cho biết.

Máy tính ư? OK!

Lena Dickeduisberg, một sinh viên, cho biết: "Cú phanh thật tuyệt”, sau khi bước ra khỏi chiếc xe biểu diễn, mái tóc cô ấy còn hơi rối bung từ chuyến chạy thử.

Sau cú thót tim trên đoạn đường thử nghiệm, chiếc xe cần phải thực hiện những động tác cơ động một cách đáng tin cậy trong mọi tình huống nếu các nhà sản xuất ô tô đạt được mức độ tự chủ cao nhất, gọi là "cấp 5" - có nghĩa là một chiếc xe có thể chạy mà không cần lái xe.

"Điều này cần thời gian, nhưng đó là tương lai," Dickeduisberg mỉm cười tự tin. "Tôi tin vào công nghệ."

"Giấc mơ sẽ như thế này, một chiếc xe đưa tôi đi từ A đến B trong khi tôi đọc giấy tờ hoặc tài liệu của khách hàng. Nhưng có lẽ tôi chỉ nói thế thôi bởi tôi cũng khá tuổi rồi ", nhân viên kinh doanh Randolf Mayer, 61 tuổi nói.

Cả hai ông đều không giống như một người Đức điển hình với ý nghĩ đã từ lâu ăn sâu trong tâm khảm của họ rằng, lái xe phải là một công việc khoan khoái.

The cockpit of an autonomous driving car run by German company Continental is pictured during a ride over the Frankfurt Auto Show IAA in Frankfurt am Main, Germany, on September 13, 2017. According to organisers, around 1,000 exhibitors from 39 countries will showcase their products and services. This year's fair running from September 14 to 24, 2017 will focus on digitization, urban mobility and electric mobility. / AFP PHOTO / Daniel ROLAND
Trong những năm 1990, hãng Volkswagen đã đưa vào nước Mỹ câu quảng cáo gồm hai từ ghép theo kiểu Đức  “Fahrvergnuegen” – đó chính là “thưởng thức lái xe”.

Georg Pfennig, một người Áo tham gia chương trình thì bộc bạch: "Lái xe không chỉ là công việc, nó nên là một điều thú vị nữa”.

Tự động hóa việc lái xe "có ý nghĩa đối với những người quá trẻ hoặc người già vì do tuổi tác họ có thể gặp một số rắc rối khi phải điều khiển xe", ông Georg Pfennig,miễn cưỡng thừa nhận.

Những chiếc xe tự lái "có thể chạy như một đoàn xe trên đường cao tốc, nơi mọi thứ đều được tự động hóa, nhưng không phải chạy để đi mua sắm trong thành phố", Lars Heider, một sinh viên kỹ thuật nhận định.

Máy in tiền

Theo ông Patrick Koller, Giám đốc điều hành của nhà cung cấp phụ tùng Faurecia, ngành công nghiệp ôtô đã biết rõ về khoản chi phí cho tự động hóa, hiện vẫn đang ở “ mức rất cao".

Việc đầu tư vào nghiên cứu và phát triển đã trở thành quy tắc trong lĩnh vực này, chẳng hạn như liên minh giữa hãng BMW của Đức với nhà sản xuất bộ vi xử lý Intel của Mỹ, công ty sản xuất camera thông minh Mobileye của Israel với liên doanh FiatChrysler của Italia - Mỹ.

Thêm nữa, hãng Daimler sản xuất các mẫu xe Mercedes-Benz Daimler cũng hợp tác với nhà cung cấp phụ tùng Bosch, trong khi Volkswagen đang dựng thiết kế tại công ty con chuyên sản xuất mẫu xe Audi sang trọng.

Cả Audi, BMW và Daimler đều góp tiền để mua công ty Here, một đơn vị chuyên về các bản đồ siêu chi tiết - thành tố rất quan trọng để vận hành xe tự lái.

Tuy nhiên, điều quan trọng là các lái xe thông thường phải có niềm tin rằng, xe tự lái là an toàn trước khi khắc phục được yếu tố tâm lý còn chưa được nói ra - theo Trung tâm Quản lý Ô tô (CAM), một viện nghiên cứu có trụ sở ở ngoại ô thành phố Cologne ở miền Tây nước Đức.

Xe tự lái "sẽ giữ lại được những mạng sống", ông Rolf Bulander, người đứng đầu bộ phận di động của Bosch, nói thêm với AFP, rằng ông tin "mọi người sẽ quen dần " với sức mạnh ngày càng tăng và khả năng thích nghi của các hệ thống hỗ trợ lái xe.

Đối với những công ty như hãng Bosch, các khoản tiền khổng lồ đang được đặt trên bàn với khoản lợi nhuận từ các hệ thống như vậy sẽ tăng gấp đôi vào năm 2019, đạt 2 tỷ euro.

Theo thestar.com.my