Nga quyết không nhún Mỹ, Putin và Obama bắt tay không ngó mặt

VietTimes  -- Trong khi tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, tổng thống Mỹ vừa đắc cử Donald Trump khẳng định mong muốn sửa chữa lại quan hệ giữa Nga và Mỹ, nhiều chuyên gia và chính khách không nghĩ quan hệ Nga-Mỹ sẽ sớm trở lại bình thường. 
Cái bắt tay lạnh nhạt phản ánh mối quan hệ băng giá giữa hai nước Nga-Mỹ hiện nay
Cái bắt tay lạnh nhạt phản ánh mối quan hệ băng giá giữa hai nước Nga-Mỹ hiện nay

Ông Putin còn nói ông chào đón tổng thống sắp mãn nhiệm Barack Obama in Russia. “Tổng thống Mỹ vừa đắc cử đã xác nhận rằng ông ấy muốn bình thường hóa quan hệ Nga-Mỹ. Tôi cũng nói với ông ấy như vậy. Chúng tôi chưa thảo luận về việc gặp gỡ nhau ở đâu và khi nào”, tổng thống Putin nói trong cuộc họp báo tại Hội nghị Thượng đỉnh APEC ở Lima.

Tổng thống Nga Putin cảm ơn ông Obama trong cuộc gặp ngắn ngủi kéo dài đúng 4 phút tại Lima về “những năm làm việc cùng nhau”. “Tôi bảo ông ấy rằng chúng tôi sẽ vui mừng được thấy ông ấy (Obama) tại Nga vào bất cứ khi nào ông ấy muốn và có thể thu xếp”, ông Putin nói.

Hai ông Obama và Putin gặp nhau vào ngày 20/11 tại Thượng đỉnh APEC, có lẽ là lần cuối cùng trước khi ông Obama mãn nhiệm. Hai nhà lãnh đạo đã ngồi cạnh nhau trong chốc lát cùng các trợ lý, trước khi bắt tay và  ngồi vào ghế quanh bàn tròn hội nghị để khai mạc phiên họp APEC.

Sự căng thẳng giữa đôi bên trước đây thể hiện rõ qua gương mặt hai nguyên thủ....
Sự căng thẳng giữa đôi bên trong một cuộc gặp trước đây thể hiện rõ qua gương mặt hai nguyên thủ....
...và cho đến tận Thượng đỉnh APEC Lima vẫn chưa được giải tỏa
...và cho đến tận Thượng đỉnh APEC Lima vẫn chưa được giải tỏa

Tuy nhiên, các phóng viên có mặt đã không thể nghe thấy họ trao đổi những gì. Nhà Trắng cho biết, ông Obama khuyến khích ông Putin tuân thủ cam kết thỏa thuận Minsk nhằm chấm dứt cuộc xung đột tại Ukraine.

Cả Nhà Trắng và Kremlin đều cho biết hai nhà lãnh đạo đều nhất trí rằng hai ngoại trưởng John Kerry và Sergei Lavrov nên giữ chương trình làm việc trong những tháng tại nhiệm còn lại của ông Obama để giảm xung đột tại Syria.

Tuần trước, ông Putin đã hoan nghênh mối quan hệ mới với Mỹ dựa trên “bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau cũng như không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau”, sau cuộc điện đàm với tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump.

Ông Trump đã nói chuyện điện thoại với nhà lãnh đạo Nga vào ngày 13/11. Ông Putin bị truyền thông phương Tây cáo buộc thách thức Mỹ trên nhiều mặt trận, cũng như bị tố cố gây tác động có lợi cho ứng cử viên Donald Trump trong chiến dịch tranh cử tổng thống vừa qua.Hai ông Trump và Putin cũng nhất trí sẽ trực tiếp gặp nhau, làm tan băng mối quan hệ giữa hai nước Nga-Mỹ. Theo điện Kremlin, hai nhà lãnh đạo thống nhất rằng quan hệ Nga-Mỹ đang trong tình trạng “cực kỳ tồi tệ” và cam kết cải thiện tình hình hiện tại.

Trong khi nhiều chuyên gia và chính khách không nghĩ quan hệ Nga-Mỹ sẽ sớm trở lại quỹ đạo bình thường. Bà Olga Oliker, giám đốc chương trình Nga và Á-Âu tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế Mỹ (CSIS) dự báo phía trước chính quyền của ông Trump sẽ là một quá trình lâu dài và khó khăn với Nga.

Theo bà Oliker, quan điểm đối ngoại của Nga là trò chơi có tổng bằng không với phương Tây và điều đó sẽ không thay đổi khi ông Trump nhận nhiệm sở vào tháng 1/2017. Bà cho rằng Nga chỉ  muốn thương thảo về vấn đề Ukraine và Syria khi Mỹ và phương Tây nhượng bộ.

Theo chuyên gia Zbigniev Lewicki, mục đích của Kremlin là làm suy yếu phương Tây bằng cách đẩy họ vào một vị thế phải lựa chọn chấp nhận Nga sáp nhập Crimea và tiếp tục xung đột ở đông Ukraine. Trong khi đó, thượng nghị sĩ Tom Cotton cho rằng có thể ông Donald Trump còn có những biện pháp cứng rắn hơn đối với Nga nhằm bảo vệ an ninh Mỹ.