Nga phóng tên lửa siêu khủng “không thể đánh chặn” có thể mang đầu đạn siêu âm

VietTimes -- Bộ quốc phòng Nga công bố video, ghi lại quá trình phóng tên lửa đạn đạo đa tầng hạng nặng ICBM Sarmat, nỗi ám ảnh của các chuyên gia hạt nhân chiến lược phương Tây do có khả năng “dội bom từ quỹ đạo”. Ngoài cảnh vận chuyển và phóng tên lửa còn có cả cảnh nhà xưởng sản xuất vũ khí.
Nga phóng thử nghiệm tên lửa liên lục địa Sarmat. Ảnh video Bộ quốc phòng Nga
Nga phóng thử nghiệm tên lửa liên lục địa Sarmat. Ảnh video Bộ quốc phòng Nga

Một điểm quan trọng đối với các chuyên gia phương Tây là tên lửa đạn đạo "Sarmat" có thể chở thành phương tiện mang của đầu đạn tên lửa siêu âm "Avangard". Hai phương tiện mới phát triển này sẽ kết hợp tạo ra một vũ khí chiến lược không thể ngăn chặn nổi. Tên lửa Sarmat có kế hoạch được đưa vào biên chế sẵn sàng chiến đấu năm 2020. Trong khuôn khổ kế hoạch thử nghiệm tên lửa đạn đạo tiên tiến lớp Sarmat, lực lượng tên lửa chiến lược quân đội Nga đã phóng liên tiếp 2 tên lửa.

Năm 2018, các kíp trắc thủ tên lửa của sân bay thử nghiệm vũ trụ Plesetsk đã phóng tên lửa vận tải tầm trung Soyuz-2.1b (ILV), tên lửa vận tải hạng nhẹ Soyuz-2.1v, tên lửa vận tải Rokot với nhiều cùng với nhiều trang thiết bị khác nhau, đồng thời phóng thử nghiệm 2 tên lửa Sarmat, - Bộ quốc phòng Nga phát biểu nhân ngày kỷ niệm lực lượng vũ trụ Nga.

Tên lửa đạn đạo liên lục địa Sarmat sẽ thay thế tên lửa đạn đạo hạng nặng ICBM, phát triển từ thời Liên Xô RS-36M Voyevoda. Dự trữ nhiên liệu tên lửa mới cho phép tiến công mục tiêu theo một quỹ đạo không tối ưu, bất ngờ đối với kẻ thù và nằm ngoài phạm vi các hệ thống phòng thủ tên lửa đối phương. Bộ quốc phòng Nga cho biết "tên lửa có thể bay qua cả hai cực trái đất", tên lửa Sarmat với trọng lượng phóng 200 tấn trang bị một số đầu đạn hạt nhân thứ cấp có đương lượng nổ đến megaton, mỗi đầu đạn được giao một nhiệm vụ cụ thể. Tên lửa đạn đạo liên lục địa ICBM có thể mang theo tên lửa siêu thanh Avangard. Hơn thế nữa, tên lửa cũng mang theo một hệ thống phòng thủ bảo vệ dạng mồi bẫy.

Theo nghị sĩ Victor Bondarev, để chặn được Sarmat cần đến 500 tên lửa phòng không, cả nước Mỹ chỉ có 36 tên lửa đánh chặn. Cuộc thử nghiệm tên lửa sẽ được kéo dài trong năm 2019.

Lực lượng tên lửa chiến lược Nga phóng thử nghiệm ICBM Sarmat. Video Bộ quốc phòng Nga