Nga đã làm gì để biến Su-35 trở thành máy bay chiến đấu đa nhiệm nhất thế giới?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Su-35S Flanker là chiếc máy bay chiến đấu hàng đầu của Nga với sức mạnh không đối không vượt trội và khả năng thực hiện đa dạng nhiệm vụ.
Nga đã làm gì để biến Su-35 trở thành máy bay chiến đấu đa nhiệm nhất thế giới? (Ảnh: Military Watch Magazine)
Nga đã làm gì để biến Su-35 trở thành máy bay chiến đấu đa nhiệm nhất thế giới? (Ảnh: Military Watch Magazine)

Được đưa vào hoạt động từ năm 2014, Su-35S Flanker là chiếc máy bay chiến đấu hàng đầu của Nga với sức mạnh không đối không vượt trội và khả năng thực hiện đa dạng nhiệm vụ. Máy bay chiến đấu hiện đang được sản xuất tại Nhà máy Máy bay Komsomolsk-on-Amur ở vùng miền đông nước Nga. Su-35 được đánh giá cao nhờ một loạt các tính năng, bao gồm hiệu suất cao của radar mảng pha quét điện tử Irbis-E, khả năng bay siêu âm trong thời gian dài mà không cần sử dụng thiết bị đốt cháy sau và khả năng triển khai radar AESA băng tần L được tích hợp để phục vụ cho tác chiến điện tử và phát hiện mục tiêu tàng hình. Hiệu suất bay của Su-35S Flanker được coi là ấn tượng nhất thế giới, với độ bền và khả năng cơ động tốt hơn bất kỳ máy bay chiến đấu nào của phương Tây, được hỗ trợ bởi động cơ AL-41 tạo lực đẩy ba chiều. Loại động cơ này cung cấp lực đẩy cao hơn 16% và dễ dàng bảo trì hơn so với động cơ AL-31 trang bị trên máy bay chiến đấu Su-27 thời Liên Xô. Mặc dù được phát triển chủ yếu như một máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không, nhưng Su-35 vẫn có thể thực hiện đa dạng các loại nhiệm vụ khác nhau, máy bay khả năng triển khai nhiều loại vũ khí dẫn đường chính xác giúp thực hiện các nhiệm vụ chống vận chuyển trên không và mặt đất.

Tiêm kích Su-35s tại Syria được trang bị tên lửa R-77, R-27 và R-73 (Ảnh: Military Watch Magazine)

Tiêm kích Su-35s tại Syria được trang bị tên lửa R-77, R-27 và R-73 (Ảnh: Military Watch Magazine)

Su-35 có khả năng triển khai bốn lớp tên lửa không đối không, bao gồm loại tên lửa lâu đời R-27 thời Liên Xô. R-27 vẫn là loại tên lửa được sử dụng rộng rãi nhất trong biên chế quân đội Nga. R-27 là loại tên lửa dẫn đường bằng radar bán chủ động, có nghĩa là máy bay được trang bị tên lửa R-27 cần duy trì khóa radar trên mục tiêu trong suốt hành trình của tên lửa, điều này cũng giới hạn số lượng tên lửa có thể được bắn đồng thời. Su-35 có thể mang đồng thời 8 tên lửa R-27 với tầm bắn ấn tượng 130km cho phép nó vượt xa phần lớn các máy bay chiến đấu của phương Tây và Trung Quốc. Những chiếc Su-35 cơ bản đều được trang bị tên lửa R-27, nhưng các phiên bản xuất khẩu mới đây đều được trang bị các loại tên lửa hiện đại hơn, cụ thể là R-77.

Su-35 được trang bị tên lửa R-77 (Ảnh: Military Watch Magazine)

Su-35 được trang bị tên lửa R-77 (Ảnh: Military Watch Magazine)

R-77 hiện đang là loại tên lửa được trang bị chính trên Su-35 và là tên lửa dẫn đường bằng radar chủ động đầu tiên được Không quân Nga sử dụng rộng rãi. Tên lửa vẫn giữ được tầm bắn 110km và các cảm biến cho phép bắn nhiều tên lửa hơn cùng lúc. Tiêm kích Su-35 có thể mang đến 12 tên lửa R-77.

Su-35 khai hỏa tên lửa không đối không R-37M (Ảnh: Military Watch Magazine)

Su-35 khai hỏa tên lửa không đối không R-37M (Ảnh: Military Watch Magazine)

Một phiên bản nâng cấp của tên lửa không đối không R-77 là K-77M. Phiên bản nâng cấp này cải thiện tầm bắn đáng kể, lên đến 200km. Việc sử dụng radar AESA trong đầu dò giúp K-77M thu hẹp khoảng cách về hiệu suất với các loại tên lửa PL-15 của Trung Quốc và AAM-4 của Nhật Bản. Việc sử dụng radar AESA mang lại khả năng sống sót cao hơn trước các biện pháp đối phó của chiến tranh điện tử, cũng như sức mạnh và độ chính xác cao hơn so với các cảm biến cũ, khiến tên lửa phù hợp hơn trong việc vô hiệu hóa các mục tiêu tàng hình. K-77M được thiết kế chủ yếu cho tiêm kích tàng hình Su-57. Tuy nhiên, nó cũng có thể được sử dụng rộng rãi trên Su-35 trong tương lại tùy thuộc vào việc phân bố kinh phí quốc phòng của Nga. Những cải tiến trên K-77M hứa hẹn sẽ làm thay đổi "cuộc chơi" giữa các máy bay chiến đấu.

Tên lửa không đối không tầm xa thứ tư được Su-35 trang bị là R-37M được phát triển dựa trên R-37, đây là loại tên lửa sử dụng trên máy bay đánh chặn hạng nặng MiG-31 Foxhound của Nga. R-37 được phát triển vào những năm 1980 và được đưa vào sử dụng năm 1995 mặc cho sự suy giảm của nền kinh tế và công nghiệp quốc phòng Nga thời hậu Xô Viết đã trì hoãn triển khai R-37 gần hai thập kỷ. Kích thước và trọng lượng của R-37M là rất lớn, vì vậy mỗi chiếc Su-35 chỉ có thể mang theo bốn tên lửa. Tuy nhiên, R-37M được bù đắp bằng hiệu suất cao với tốc độ Mach 6 và tầm hoạt động lên đến 400km. Tên lửa này không chỉ có khả năng vô hiệu hóa máy bay chiến đấu mà còn là một phương tiện hữu hiệu giúp "qua mặt" các đơn vị máy bay chiến đấu của đối phương để tấn công vào các mục tiêu có giá trị khác như bay ném bom và máy bay cảnh báo sớm trên không.

Su-35 triển khai tên lửa S-13 (Ảnh: Military Watch Magazine)

Su-35 triển khai tên lửa S-13 (Ảnh: Military Watch Magazine)

Su-35 cũng có thể được trang bị một số loại vũ khí dự phòng khác như tên lửa dẫn đường tầm ngắn R-73E hoặc R-74. Đối với các cuộc giao tranh tầm ngắn, Su-35 có thể triển khai một khẩu pháo tự động 30 mm Gryazev-Shipunov GSh-301 với 150 viên đạn.

Đối với các nhiệm vụ không đối đất, Su-35 có khả năng hỗ trợ không quân tầm gần bằng tên lửa S-25 và S-13 với tầm bắn 3km và 1-3km, cho phép nó hoạt động như một khẩu pháo, bắn phá các khu vực quan trọng của địch. Máy bay chiến đấu cũng có thể triển khai các loại bom không điều khiển FAB-100, FAB-250 và FAB-500 với chi phí tương đối thấp. Su-35 có thể triển khai nhiều loại vũ khí dẫn đường như bom dẫn đường cho các cuộc giao tranh tầm gần. Mỗi máy bay có thể triển khai tối đa 8 bom dẫn đường KAB-500, bao gồm các biến thể dẫn đường bằng TV, vệ tinh và laser và biến thể 'bắn và quên' KAB-500OD. Biến thể dẫn đường bằng vệ tinh KAB-500S-E có thể tiếp cận mục tiêu ở khoảng cách xa hơn nhiều. Để tấn công các mục tiêu kiên cố hơn, bom dẫn đường bằng TV KAB-1500KR và bom dẫn đường bằng laser KAB-1500L cũng có thể được triển khai, mặc dù trọng lượng cao khiến mỗi máy bay chỉ có thể mang theo ba quả bom loại này. Để chống lại các mục tiêu trên mặt nước, Su-35 có thể triển khai tên lửa Kh-25 với tầm bắn lên đến 60km, cũng như tên lửa Kh-29 với tầm bắn 10-30 km. Mỗi máy bay có thể mang theo tối đa 6 tên lửa Kh-25 hoặc Kh-29. Đối với các cuộc giao tranh ở tầm xa, Su-35 có thể triển khai tới 3 tên lửa 3M-14AE với tầm bắn lên đến 2500 km cho phép máy bay tấn công hầu hết các mục tiêu trên lãnh thổ Châu Âu mà không cần rời khỏi không phận Nga. Tên lửa 3M-14AE hiện đang là một trong những loại vũ khí nổi bật nhất trong kho khí tài của Nga.

Tên lửa KAB-1500L, Kh-35UE, R-27, R-77 và R-73 được trang bị trên tiêm kích Su-35 (Ảnh: Military Watch Magazine)

Tên lửa KAB-1500L, Kh-35UE, R-27, R-77 và R-73 được trang bị trên tiêm kích Su-35 (Ảnh: Military Watch Magazine)

Mặc dù Su-35 không quá hiệu quả trong việc áp chế các hệ thống phòng không của đối phương, nhưng vì loại máy bay có khả năng nhất trong vai trò này là MiG-25BM đã bị cho "nghỉ hưu" mà không có người thay thế, nên Su-35 bất đắc dĩ phải đảm nhiệm thêm cả vai trò trên. Su-35 được trang bị tên lửa tầm ngắn Kh-25ML và Kh-25MP, đi cùng với tên lửa Kh-31P / PD có tốc độ Mach 3 và tầm bắn 110km. Mỗi chiếc MiG-25BM có thể mang tối đa 6 tên lửa, cho phép một phi đội bay có thể áp đảo hệ thống phòng thủ của đối phương. Su-35 cũng có thể triển khai Kh-58UShE có tầm bắn 120-250km, máy bay có thể mang tối đa 5 quả tên lửa.

Su-35 được trang bị tên lửa Kh-31

Su-35 được trang bị tên lửa Kh-31

Su-35 cũng có khả năng hoạt động như một máy bay chiến đấu tấn công trên biển. Tên lửa chống hạm chính của Su-35 vẫn là Kh-31A / AD, có tầm bắn 100km và mỗi tiêm kích có thể mang theo 6 tên lửa. Loại tên lửa này có thể đạt được tốc độ Mach 3, điều này không chỉ khiến chúng cực kỳ khó bị đánh chặn mà còn có khả năng vô hiệu hóa tàu chiến. Su-35 cũng có thể triển khai tên lửa Kh-59MK với tầm bắn 300km và 3M-54AE1 với tầm bắn xa hơn 660km. Một số báo cáo cũng chỉ ra rằng Su-35 có thể triển khai một biến thể phóng từ trên không của tên lửa P-800 Oniks với tầm bắn 600km. Kết hợp với sức bền của máy bay chiến đấu, tầm bắn của tên lửa chống hạm cho phép Su-35 hoạt động như một máy bay chiến đấu trên biển và tấn công các mục tiêu xa bờ biển nước Nga.

Theo Military Watch Magazine