Mỹ phát triển phương pháp sản xuất dầu thô sinh học từ bùn cống (video)

VietTimes -- Các nhà khoa học ở Phòng thí nghiệm quốc gia Tây Bắc Thái Bình Dương (PNNL) thuộc Cơ quan Năng lượng Mỹ phát triển thành công một phương pháp chuyển đổi bùn cống thành một dạng dầu thô (biocrude).
Bùn chất thải (ảnh minh họa)
Bùn chất thải (ảnh minh họa)

Đây là quá trình sử dụng nhiệt và áp lực để đạt được nhiên liệu sinh học biocrude trong một vài phút , sản phẩm dầu thô mà trái đất phải mất hàng triệu năm mới hoàn thành.

Nước thải, hay cụ thể hơn là bùn cống, từ lâu đã được xem như là một thành phần nghèo để sản xuất nhiên liệu sinh học, lý dó bùn cống và các chất thải lỏng chưa được sử dụng để chế tạo nhiên liệu sinh học vì quá nhiều nước. Phương pháp được nghiên cứu của PNNL giúp loại bỏ sự cần thiết của quá trình sấy khô chất thải lỏng, một công đoạn trong công nghệ nhiệt hiện tại đã khiến cho quy trình chuyển hóa nước thải thành nhiên liệu mất quá nhiều năng lượng và có giá thành cao.

Quy trình mới được giới thiệu tương đối đơn giản, nước thải được đun nóng đến 650 ° F và sau đó bị ép dưới áp lực đến 3000 psi. Những gì đi ra đầu kia là một chất dầu mỏ sinh học biocrude lẫn một lượng nhỏ nước và oxy trộn lẫn, có thể được tinh chế theo phương pháp lọc dầu thông thường để trở thành xăng.

Các nhà máy xử lý nước thải trên khắp nước Mỹ phải giải quyết khoảng 34 tỷ gallon (128 tỷ lít nước thải) mỗi ngày. Khối lượng đó có thể cung cấp khoảng 30 triệu thùng dầu mỗi năm. PNNL ước tính rằng một người trong 1 năm có thể tạo ra khoảng  7,5-11 lít dầu sinh học biocrude.

Phương pháp này cũng có thể được sử dụng để chế tạo nhiên liệu từ các loại nguyên liệu hữu cơ ướt, chẳng hạn như chất thải nông nghiệp.

 

TTB