Gần như có một sự thống nhất tại Washington rằng Nga là một đe dọa tiềm tàng đối với Mỹ. Mối đe dọa này bắt nguồn từ tham vọng của Vladimir Putin hòng lập lại trật tự quốc tế bằng cách khôi phục lại vị thế siêu cường của Nga.
Và mong muốn của ông Putin nhằm hiện đại hóa và sử dụng các lực lượng quân sự Nga nhằm đạt được mục đích của mình. Tuy nhiên, không có sự đồng thuận như vậy trong việc xử lý thế nào với mối nguy cơ đó.
Một số chuyên gia cho rằng Mỹ và NATO cần thực thi những chính sách cứng rắn hơn nhằm ngăn chặn những hành động phiêu lưu của Nga trong tương lai, bao gồm triển khai số lượng đáng kể lực lượng quân sự tại Đông Âu, cung cấp các loại vũ khí sát thương cho Ukraine và Georgia, cũng như bắt đầu chuẩn bị triển khai các lực lượng hạt nhân tầm trung tại châu Âu.
Họ cho rằng các biện pháp trên, phối hợp với việc bóp ngẹt nền kinh tế Nga, sẽ tăng cường vị thế của những quan chức có tư tưởng chống Nga phiêu lưu quân sự tại Mosow. Lập luận này dựa trên một sự hiểu lầm cơ bản về việc con người phản ứng ra sao trước các mối đe dọa. Những đề xuất nói trên về cơ bản cho rằng việc gia tăng nhận thức về cảm nhận bị đe dọa của Nga sẽ khiến các nhà lãnh đạo Nga hiểu rằng họ không thể chiến đấu với Mỹ.
Thực tế trên dẫn Kremlin tới chỗ đề bạt các quan chức muốn có quan hệ hợp tác hơn với phương Tây. Tuy nhiên, một sự phản ứng dường như hiện thực hơn là người Nga, vì cảm thấy bị đe dọa hơn, sẽ mong muốn hơn chấp nhận một sự kiềm chế chặt chẽ hơn nhằm tự vệ mạnh mẽ hơn thậm chí ngay cả trong thời điểm hỗn loạn kinh tế. Nói cách khác, việc Mỹ và NATO tăng cường sức mạnh quân sự sẽ dẫn tới kết quả là lãnh đạo Nga hiện tại đang trở nên vững chắc hơn, và cũng nhận được sự ủng hộ lớn hơn từ đại bộ phận dân chúng Nga.
Điều đó không có nghĩa lãnh đạo phương Tây nên cho phép Nga muốn làm gì các nước láng giềng thì làm. Một số biện pháp nhằm tăng cường phòng thủ khu vực Đông Âu và ngăn chặn các cuộc phiêu lưu xa hơn của Nga mang nhiều ý nghĩa, đặc biệt liên quan tới việc tăng cường các lực lượng thông thường tại các quốc gia thành viên NATO ở phía đông.
Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo phương Tây không nên nuôi ảo tưởng về những chính sách như vậy sẽ làm suy yếu những đề xuất chính sách cứng rắn tại Nga. Trái lại, chúng dường như lại tăng cường thêm và đem lại kết quả tiếp tục xung đột. Đồng thời, có người lo ngại dường như chính sách hòa giải với Nga đã được diễn giải như một dấu hiệu yếu đuối và có thể khuyến khích lãnh đạo Nga tiến hành những cuộc phiêu lưu táo bạo hơn ở bên ngoài.
Nhưng một điều tôi gần như chắc chắn rằng nếu cứ gia tăng nhận thức của Nga về mối đe dọa từ phương Tây sẽ không dẫn tới một chính sách hòa hoãn hơn. Các nhà lãnh đạo phương Tây cần hiểu rõ điều đó và tránh tự lừa dối mình về cơ hội gây ảnh hưởng tới chính trị nội bộ Nga với một chính sách hiếu chiến hơn.
* Lược dịch bài viết đăng trên War on the Rocks của học giả Dmitry Gorenburg, thành viên Trung tâm David chuyên nghiên cứu về Nga và Á-Âu thuộc Đại học Harvard.