Mỹ lên kế hoạch đánh chặn tên lửa đạn đạo của Nga như thế nào?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Lầu Năm Góc cho rằng biện pháp hiệu quả nhất để chặn tên lửa đạn đạo của Nga là sử dụng động năng của tên lửa đánh chặn.
Tên lửa đánh chặn- Ảnh Tư liệu
Tên lửa đánh chặn- Ảnh Tư liệu

Có thể đánh trúng tên lửa đạn đạo bằng các phương pháp khác nhau: bằng các sóng nổ, bằng những mảnh vỡ, bằng đầu đạn nơtron. Tuy nhiên, ở Lầu Năm Góc người ta cho rằng biện pháp hiệu quả nhất với các mục tiêu đạn đạo là sử dụng động năng của tên lửa đánh chặn.

Quan niệm mới

Phần chiến đấu của tên lửa đánh chặn là phôi kim loại, trọng lượng từ 20- 40 kg không kể khối điện tích, khi rơi trúng mục tiêu đầu đạn sẽ phá huỷ nó. Mảnh vỡ sẽ bay tứ tung.

Phương pháp phòng thủ chống tên lửa này sẽ đạt kết quả chỉ trong trường hợp tên lửa đánh chặn có tính cơ động cao, và như hệ quả, điều chỉnh rơi trúng mục tiêu. Chính vì vậy việc đánh chặn động năng được sử dụng để vô hiệu hoá tên lửa đạn đạo (BR)- tức là đang bay theo quĩ đạo cho trước và tính cơ động tương đối thấp. Ý tưởng đánh chặn động năng không phải là mới.

Ngay từ những năm 1960 các nhà chế tạo tên lửa Liên Xô đã nghiên cứu nó. Nhưng chỉ vào những năm 1990 ở Mỹ nó mới có được qui chế: khái niệm phòng thủ. Việc phân tích cách đối phó của các tổ hợp Patriot đối với các tên lửa R-11 (“Scud” do Liên Xô sản xuất) của Iraq trong quá trình cuộc chiến vùng vịnh Pecxic đã thúc đẩy người Mỹ làm việc này.

Các tên lửa Patriot, được công nhận đánh trúng “Scud” bằng việc nổ phần chiến đấu ZUR, khi đó đã cho thấy hiệu quả rất thấp. Theo tài liệu của Bộ Quốc phòng Mỹ, phải mất đến 28 tên lửa Patriot mới đánh chặn được một R-11. Theo các đánh giá khác nhau, từ 52% đến 91% các vụ phóng tên lửa đánh chặn hoàn toàn trượt mục tiêu.

Còn phần lớn tên lửa của đối thủ bị hư hỏng bởi các mảnh văng vẫn không bị hỏng, chỉ hỏng ở các khoang động cơ, phần chiến đấu vẫn giữ được khả năng hoạt động của mình và có thể đánh trúng mục tiêu. Ở Lầu Năm Góc người ta kết luận rằng những tổn hại do sức phá của các mảnh có thể loại BR khỏi đội hình và thậm chí còn chuyển dịch nó khỏi hướng được vạch ra, nhưng không đảm bảo phá huỷ hoàn toàn phần chiến đấu. Ngoài ra, trên màn hình radar tên lửa bị hư hỏng sẽ không được phân biệt với mục tiêu, đòi hỏi phải tốn thêm các tên lửa phụ để loại bỏ các đầu đạn.

Máy bay mang tên lửa

Máy bay mang tên lửa

Cuộc chiến tranh ở Trung Đông vào đầu những năm 1990 đã ảnh hưởng quan trọng nhất đến chiến lược sau này của ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ, điều xác định trước số phận của phòng thủ chống tên lửa của Mỹ. Từ đó chiến thuật đánh chặn động năng bắt đầu được coi là hiệu quả nhất, được cho là nâng cao phần trăm vô hiệu hoá tên lửa đạn đạo liên hành tinh (MBR) của đối thủ, trong khi tiêu tốn tên lửa đánh chặn ít đi.

Các nhà quân sự Mỹ đã tiến hành các tính toán của mình trên tên lửa 8K14 của Liên Xô cung cấp cho Iraq. Trọng lượng của nó khi không có nhiên liệu là 2.076 kg, tốc độ tối đa ở cuối giai đoạn bay gần 1.400 m/s. Kết luận được đưa ra: việc va chạm với vật thể bất kỳ có tính năng phù hợp đảm bảo gây kích nổ phần chiến đấu của tên lửa 8K14. Vấn đề nằm ở độ chính xác trúng đích.

Tìm kiếm giải pháp

Ngay sau khi kết thúc cuộc chiến tranh vùng vịnh Pecxic, ở Mỹ người ta bắt tay ngay vào phiên bản tổ hợp tên lửa cao xạ (ZRK) Patriot dưới ký hiệu mới RAS-3. Nhiệm vụ cơ bản của giới quân sự Mỹ là chế tạo tên lửa đánh chặn, nhờ đòn đánh động năng nó có thể tiêu diệt mục tiêu đang bay với tốc độ đến 1.500 m/s. Công việc kéo dài suốt một số năm, chỉ đến năm 1997 phiên bản đầu tiên của tên lửa đánh chặn ERINT mới ra đời.

Tên lửa mới với chiều dài 4,82 m, đường kính 254 mm, trọng lượng 316 kg (phần chiến đấu 24 kg) được trang bị động cơ nhiên liệu rắn và đầu định vị vô tuyến tự dẫn chủ động, nhờ đó nó có khả năng độc lập thực hiện tìm kiếm mục tiêu và tính toán điểm va chạm thuận lợi với mục tiêu. ERINT hoạt động ở tầm xa đến 45 km và độ cao đến 20 km.

ZRK Patriot RAS-3 được đưa vào trang bị trong năm 2001, và nó ngay lập tức lấn át những kiến giải trước đó. Hai năm tổ hợp được tham gia tích cực trong các cuộc diễn tập, còn năm 2003 Patriot lại tham gia vào cuộc xung đột ở Trung Đông trong khuôn khổ chiến dịch quân sự của Mỹ và các đồng minh chống Irak. Trong toàn bộ giai đoạn cuộc chiến (không đến hai tháng) quân đội Irak đã phóng 10 tên lửa chiến dịch- chiến thuật và tất cả chúng, theo cam đoan của Bộ quốc phòng Mỹ, đều bị RAS-3 đánh chặn thành công ở quĩ đạo đang giảm dần, còn các mảnh văng không ảnh hưởng đến các quân nhân NATO.

Vào đầu những năm 1990, đồng thời với Patriot, ở Mỹ người ta lại chế tạo tổ hợp tên lửa đánh chặn cơ động mặt đất THAAD, sử dụng nguyên tắc đánh chặn động năng. Điểm khác biệt quan trọng nhất của nó với Patriot là ở bán kính hoạt động: ZRK mới có thể đánh trúng mục tiêu đạn đạo trong giới hạn khí quyển trái đất ở độ cao tới 150 km, tầm xa còn ấn tượng hơn – đến 200 km. Khác với ZRK Patriot, tên lửa đánh chặn THAAD không được trang bị đầu tự dẫn định vị vô tuyến, mà là đầu dẫn tia hồng ngoại. Cho đến năm 1999 đã tiến hành 11 lần phóng thử THAAD và trên thực tế tất cả mọi lần đều trúng mục tiêu.

Tổ hợp quan trọng nhất thứ ba của hệ thống phòng thủ chống tên lửa của Mỹ sau Patriot và THAAD là ZRK Aegis BMD có căn cứ trên biển ưu việt. Nó sử dụng một số loại tên lửa cao xạ, một trong số đó là tên lửa đánh chặn có điều khiển SM-3 với phần chiến đấu động năng. Aegis được triển khai trên các chiến hạm, tàu khu trục, được sử dụng ít hơn với tính chất tổ hợp mặt đất. Đầu đạn chiến đấu SM-3 được trang bị động cơ riêng, đầu tự dẫn hồng ngoại ma trận có giải pháp cao. Aegis phát hiện được mục tiêu ở tầm xa 300 km và hiệu chỉnh đường đạn từ 3 - 5 km.

Vào đầu những năm 2000 đã tiến hành 4 vụ phóng thử nghiệm SM-3. Tất cả các trường hợp đều đánh chặn thành công mục tiêu đạn đạo giả ở độ cao gần 250 km. Ngày 11/12/2003 tên lửa đánh chặn được phóng từ chiến hạm Lake Erie đã tiêu diệt mục tiêu đang chuyển động trong quĩ đạo với tốc độ siêu âm thanh- trên 10 km/s. Mọi thao tác từ khi phát hiện mục tiêu đến khi tiêu diệt nó không quá 4 phút. Tên lửa SM-3 lần đầu tiên được thử nghiệm ở bên ngoài nước Mỹ vào hồi tháng 10/2015.

Theo kịch bản diễn tập, cần đánh chặn BR bán kính hoạt động gần, cũng như hai tên lửa có cánh được phóng từ lãnh thổ các đảo Gebridxk (Scotland) vào các khu trục hạm của hải quân Mỹ. Các tên lửa đánh chặn được phóng từ tàu chiến Sullivans của Mỹ đều trúng mục tiêu. Sau việc này, Lầu Năm Góc để ra nhiệm vụ cho các nhà quân sự: triển khai các tổ hợp Aegis BMD căn cứ trên biển hay trên đất liền ở Bắc và Nam Âu trong thời hạn ngắn nhất.

Còn một tổ hợp sử dụng nguyên tắc động năng tiêu diệt mục tiêu có tên gọi “phòng thủ chống tên lửa quốc gia” – đó là GMD (Ground-Based- Midcourse Defense). Nó có chức năng giải quyết nhiệm vụ phức tạp nhất về kỹ thuật: đánh chặn các phần chiến đấu của MBR ngoài phạm vi khí quyển ở khu vực đường đạn.

Đầu đạn EKV (Exoatmospheric Kill Vehicle) của nó nặng 64 kg, được trang bị các động cơ để cơ động và đầu tự dẫn hồng ngoại. Nhiệm vụ chính của nó là chiến đấu với các MBR đơn khối không sử dụng các phương tiện khắc phục tên lửa đánh chặn hiện đại nhất. Trước hết muốn nói đến các MBR có trong trang bị của Irak và Triều tiên. Đến hiện tại có 17 vụ phóng EKV trong diễn tập, trong đó chỉ có 8 trúng đích. Tuy nhiên, theo cam kết của các nhà chế tạo, điều này gần với con số được tính toán hiệu quả của tổ hợp. Trong trang bị của Mỹ hiện có 48 hệ thống GMD (được triển khai ở Aliasca và Caliphornia), dư tính theo kế hoạch con số này sẽ lên đến 78 đơn vị.

Hệ thống phòng thủ đánh chặn

Hệ thống phòng thủ đánh chặn

Cuộc chiến với siêu âm thanh

Mục tiêu chính đối với các tên lửa đánh chặn hoạt động động năng là các BR bán kính hoạt động tầm xa, cũng như tầm nhỏ. Bức tranh ở đây rất rõ ràng: tốc độ và đường bay của tên lửa đạn đạo thực chất không ảnh hưởng đến khả năng phát hiện mục tiêu và đánh bắt của tên lửa đánh chặn, trong đó do chúng được định vị rất tốt bởi các phương tiện định vị vô tuyến. Tuy nhiên, với sự xuất hiện của các công nghệ tên lửa mới, trước hết là của Nga- ở đây đầu đạn đã trở nên cơ động hơn và nhanh hơn, sử dụng chặn động năng sẽ phức tạp hơn nhiều.

Về lý thuyết có thể đánh chặn tên lửa, mà ngay sau khi được phóng nó đã tự thay đổi quĩ đạo đường đạn, nhưng để làm được việc này trước hết cần không chỉ một chục tên lửa đánh chặn. Ngoài ra, các MBR mới nhất của Nga có tổ hợp phòng thủ chống tên lửa, bao gồm thiết bị chiến tranh vô tuyến điện tử, kỹ thuật chống đầu tự dẫn hồng ngoại và bay trong đám mây mục tiêu giả. “Iskander”, hay “Sarmat” – tất cả chúng đang làm các nhà chế tạo tên lửa đánh chặn Mỹ thêm đau đầu.

Chiến đấu với tên lửa có cánh còn phức tạp hơn ZRK với công nghệ đánh chặn động năng. Chẳng hạn, với “Calibr”. Khác với BR, chúng không phóng lên cao phía trên, mà giữ hướng cố định ở tầm cao nhỏ giới hạn từ 50 đến 150 m, rồi đôt ngột hạ xuống thấp ngay trước mục tiêu. Trong một khoảng thời gian ngắn, trong hạm đội của Nga đã có mặt “Zircon”. Ở Lầu Năm Góc người ta sợ chúng ra mặt. Khi chuyển động ở vận tốc Mach 9 (gần 11.000 km/giờ), chúng có thể trở nên không tóm bắt được đối với mọi phương tiện phòng thủ chống tên lửa của Mỹ. Như các chuyên viên Mỹ xác nhận, có thể phát hiện tên lửa như thế ở khoảng cách 34 dặm, tức là để chặn nó chỉ còn không quá 20 giây.

Tuy nhiên, các nhà quân sự Nga thừa nhận rằng hệ thống phòng thủ chống tên lửa quốc gia bất kỳ, trong nước hay ngoài nước, chỉ có khả năng vô hiệu hoá một số lượng giới hạn mục tiêu. Trong trường hợp đòn đánh tên lửa ồ ạt, không một hệ thống phòng thủ chống tên lửa nào có thể bảo vệ hoàn toàn được khu vực trông cậy vào nó, đặc biệt nếu nói về tên lửa đánh chặn động năng.

Tuy thế, người Mỹ không từ bỏ quan niệm của mình. Mới đây họ đã tuyên bố chế tạo tên lửa đánh chặn Glide Breaker (khí tài bay nhỏ), có khả năng tiêu diệt tên lửa siêu âm thanh của đối thủ bằng phương pháp động năng. Theo chủ ý của các nhà chế tạo, tên lửa đánh chặn này có thể chiến đấu với tên lửa hàng không siêu thanh “Kinzhal” của Nga.