Quyết định này được công bố trong một tuyên bố chung sau cuộc điện đàm giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Đức Olaf Scholz ngày 5/1.
Tuyên bố viết: “Tổng thống Biden và Thủ tướng Scholz bày tỏ quyết tâm chung, tiếp tục cung cấp hỗ trợ tài chính, nhân đạo, quân sự và ngoại giao cần thiết cho Ukraine trong thời gian cần thiết. Vì mục đích này, Mỹ dự kiến cung cấp cho Ukraine xe chiến đấu bộ binh Bradley và Đức dự định cung cấp cho Ukraine xe chiến đấu bộ binh Marder”.
Tuyên bố không đưa ra mốc thời gian giao xe nhưng cho biết, cả hai nước đều có kế hoạch huấn luyện quân đội Ukraine sử dụng IFV.
Binh lính thuộc Lữ đoàn 1, Sư đoàn kỵ binh 1, cơ động trên xe chiến đấu Bradley, ngày 24/5/ 2014, trong cuộc diễn tập Giải pháp kết hợp II. Ảnh Quân đội Mỹ |
Xe tăng Bradley, được đưa vào sử dụng từ những năm 1980, được trang bị pháo xích tự động M242 Bushmaster 25 mm, súng máy đồng trục M240C 7,62 mm và bệ phóng tên lửa chống tăng có điều khiển (ATGM) BGM-71 TOW kép. IFV chở tối đa 10 quân nhân và có thể được trang bị giáp phản ứng nổ để tăng cường khả năng bảo vệ chống súng phóng lựu chống tăng.
Các xe chiến đấu bộ binh Marder, sản xuất vào những năm 1960 và 1970 được trang bị pháo tự động 20 mm Rheinmetall MK 20 Rh 202, súng máy đồng trục MG3 7,62 mm và bệ phóng tên lửa chống tăng có điều khiển ATGM MILAN. IFV có thể chở tối đa 10 quân nhân.
Ukraine được cho là sẽ nhận khoảng 50 xe Bradley từ Mỹ và ít nhất 40 xe Marder từ Đức. Cả hai loại IFV đều có khả năng tham gia chiến đấu ngày - đêm.
Một lính Đức thuộc Đại đội Bộ binh Cơ giới số 1, Nhóm Chiến đấu Hiện diện Tiền phương Tăng cường Litva, kiểm tra đạn dược của xe chiến đấu bộ binh Marder Đức. Ảnh: Quân đội Mỹ |
Quyết định cung cấp cho Ukraine các IFV do phương Tây sản xuất là quyết định gần đây nhất trong hàng loạt các bước của phương Tây do Mỹ dẫn đầu, nỗ lực tăng cường khả năng tấn công của Ukraine trước mùa xuân. Đầu tuần này, Pháp thông báo sẽ cung cấp cho quân đội Ukraine xe tăng hạng nhẹ bánh lốp AMX-10 RC .
Những chiếc IFV Bradley và Marder được trang bị vũ khí mạnh hơn được cho là sẽ bù đắp những tổn thất thiết giáp của Ukraine. Nhưng 90 xe chiến đấu bộ binh, sản xuất vào trước những năm 80, rất dễ bị tổn thương trước hỏa lực chống tăng hiện nay, đặc biệt từ các trực thăng săn tăng, sẽ không đủ để triển khai trên chiến trường rộng lớn với mật độ pháo binh, tăng thiết giáp cao để ngăn chặn một cuộc tấn công lớn của quân đội Nga hoặc tiến công chọc thủng tuyến phòng thủ của đối phương.
Chiến trường Ukraine tiếp tục buộc Mỹ và phương Tây tăng cường thêm trang thiết bị chiến tranh và làm cạn kiệt kho vũ khí dự trữ. Trong thời gian không xa, NATO và Mỹ sẽ chỉ còn lại lượng vũ khí sẵn sàng chiến đầu và không còn vũ khí dự trữ chiến lược trong các kho tàng quốc phòng quốc gia.
Theo South Front