Ford hiện nay đang phát triển một chiếc xe tự lái với một đối tác Trung Quốc. Và General Motors đang lên kế hoạch chỉ bán các loại xe điện này ở Trung Quốc vào năm 2025. Tập đoàn SAIC Motor Corporation của Trung Quốc, với doanh số 6,9 triệu xe và thu nhập ròng 5 tỷ USD đã tự hào cho rằng họ “đang nắm bắt xu thế phát triển công nghiệp và đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghiệp dựa vào sáng tạo …”. Nghe giống như là một kế hoạch, một kế hoạch 5 năm, nhưng ít nhất đó là một kế hoạch.
Nhưng nếu như vẫn còn nghi ngờ về định hướng này, thì hãy nhìn vào phụ trương Khoa học của Đại học Đồng Tế, một trong những tạp chí khoa học có uy tín nhất trên thế giới. Đồng Tế, một viện nghiên cứu được nhà nước tài trợ ở Thượng Hải đã nói rõ tầm nhìn của họ về “loại xe năng lượng mới” (NEV). Căn cứ vào những gì mà các tác giả trên tạp chí Đồng Tế cho biết thì đang có “một sự hậu thuẫn rất mạnh từ chính phủ và nhu cầu thị trường rất lớn ở Trung Quốc”, họ dự đoán đến năm 2020 sẽ có khoảng 5 triệu chiếc NEV chạy trên đường phố Trung Quốc.
Nhiều phòng ban khác nhau của viện nghiên cứu Đồng Tế tham gia vào việc nghiên cứu nhằm thúc đẩy xu hướng này như là các loại pin năng lượng, năng lượng hydro, các loại pin, các hệ thống mô tơ, các vật liệu nhẹ, các mạch điện tích hợp, các loại xe thông minh, các loại xe tự động và kết nối và chia sẻ thông tin về xe. Tờ báo Đồng Tế không có nhiều bài viết về vấn đề lưới điện. Tất cả nguồn điện cho ngành công nghiệp mới này phải được sản xuất ở đâu đó.
Ở Trung Quốc, nhà nước kiểm soát mạng lưới điện. Điều này đồng nghĩa với việc các nguồn đầu tư xây dựng nhà máy điện lớn, dù tốt hay xấu, được thực hiện mà rất ít hoặc hầu như không chú ý đến tính sinh lợi. Và ý định rõ ràng của chính phủ là nhằm biến Trung Quốc trở thành quốc gia đi đầu thế giới về lĩnh vực xe điện. Các tập đoàn internet lớn của Trung Quốc là những tập đoàn dựa vào sự chấp nhận của chính phủ để làm ăn, đã đầu tư vào các công nghệ chia sẻ xe và công nghệ tự động hóa ô tô.
Các nhà sản xuất ô tô và các tập đoàn internet của Mỹ và Châu Âu có thể có nguồn lực tương đương hoặc lớn hơn so với Trung Quốc. Nhưng không thể cho rằng họ nhận được mức hỗ trợ tối thiểu của chính phủ ở thị trường trong nước. Hơn nữa, ngành công nghiệp điện ở Mỹ có rất nhiều công ty tư nhân và công ty nhà nước, và ở mỗi bang họ lại chịu sự quản lý khác nhau và hoạt động trong ba khu vực lớn, có tính liên kết – truyền tải chằng chịt.
Khả năng một ngành công nghiệp khi bị chia nhỏ về cơ cấu như của Mỹ có thể thống nhất với nhau về các chiến lược chung trên cả nước để cho phép phát triển ngành công nghiệp xe điện mà không có sự can thiệp hoặc quản lý của nhà nước là rất nhỏ. Một số người còn cho rằng Mỹ không cần một chiến lược.
Tham vọng hơn, nhiều người khác thậm chí còn dựa vào lý lẽ về sự không tương thích sẽ xảy ra của ngành công nghiệp sản xuất điện. Theo tầm nhìn của họ về tương lai, thì những người sử dụng xe điện sẽ không cần phải có sự kết nối với mạng lưới điện. Nguồn điện của họ sẽ do các tấm pin mặt trời, kính chắn gió và pin cung cấp. Tuy điều này chắc chắn là có thể, nhưng dường như nó rất khó để trở thành hiện thực. Mỹ và Trung Quốc đều có tiềm năng sản xuất điện rất lớn và các hệ thống truyền tải hiện nay đã hoàn chỉnh để chuyển nguồn điện tái tạo được sản xuất ra với khối lượng lớn đến tay người tiêu dùng. Mạng lưới điện nay đã có. Liệu người ta có bỏ qua nó?
Điều này đặt ra vấn đề về chính sách công nghiệp. Chính sách công nghiệp của Trung Quốc rõ ràng là nhằm phát triển một thị trường nội địa mạnh cho các loại xe điện. Nếu chính phủ kiên trì với chiến lược xây dựng cơ sở hạ tầng, thì các nhà sản xuất NEV của Trung Quốc sẽ phát triển rầm rộ ở thị trường trong nước. Họ đang có cơ hội để phát triển quy mô lớn và trở thành những tập đoàn chi phối trên thị trường xe điện thế giới.
Mặt khác, ở Mỹ, người mua xe điện có thể phải mua và lắp đặt trạm sạc của riêng họ nếu các trạm được sử dụng chung quá xa. Các quy định, giá cả và điều luật ở mỗi bang lại thường khác nhau. Ít nhất về ngắn hạn, việc thiếu tính thống nhất sẽ góp phần làm cho người Mỹ không hứng thú với các sản phẩn EV của Mỹ. Thất bại trong việc chiếm lĩnh thị trường sẽ gây rất nhiều trở ngại cho các nhà sản xuất phương Tây.
Trong một thế kỷ trước, các nhà chính khách ủng hộ tự do kinh doanh của vương quốc Anh đã quyết định từ bỏ vai trò của họ để phát triển công nghiệp. Họ cho phép các cấp chính quyền địa phương và các thị trường mới nổi quyết định hướng đi cho sự phát triển cơ sở hạ tầng năng lượng quốc gia. Thái độ thiếu quyết đoán với chính sách công nghiệp quốc gia này đã kìm hãm rất lớn đến nước Anh so với các quốc gia châu Âu khác. Chính sách của vương quốc Anh là một trường hợp điển hình về việc phớt lờ thực tế trong nước trong khi tất cả các đối thủ cạnh tranh đã nắm chắc thực tế.
Vậy nước Mỹ cần làm gì? Đó là một chính sách năng lượng cố kết, thống nhất với vấn đề điện khí hóa và tự động hóa ô tô. Và nước Mỹ sớm cần có chính sách đó. Nước Mỹ không cần phải hậu thuẫn thêm cho các ngành công nghiệp đang già nua, chịu ảnh hưởng về mặt chính trị - thậm chí là nó nằm dưới cái vỏ nhằm nâng cao độ tin cậy.