Mô hình sản xuất điện năng từ các cơn sóng biển

Trường Đại học Edinburgh và một nhóm kỹ sư người Ý đã cùng nhau phát triển ra mô hình thiết bị có khả năng tạo ra lượng điện lớn từ các cơn sóng biển để cung cấp cho nhu cầu sử dụng của hàng ngàn người dân.
Sóng biển có thể chuyển hóa thành điện năng

Thiết bị Dielectric Elastomer Generator (DEG), do trường Đại học Edinburgh và các kỹ sư người Ý nghiên cứu, sử dụng các màng cao su dẻo, được thiết kế đặt trên đỉnh của một ống trục thẳng đứng. Khi đặt dưới biển, một phần chứa đầy nước dâng lên và rơi xuống theo chuyển động sóng.

Khi sóng truyền qua ống, nước bên trong đẩy không khí bị kẹt ở trên để bơm căng phồng và thoát hơi, máy phát điện nằm trên đỉnh thiết bị. Khi màng cao su phồng căng, sẽ tạo ra điện áp. Nó sẽ gia tăng khi màng cao su xẹp hơi xuống và sinh ra điện.

Phiên bản thu nhỏ của hệ thống công nghệ này đã được thử nghiệm tại nhà máy FloWave thuộc Trường Đại học Edinburgh. Kết quả thử nghiệm cho thấy, với một cái bể tròn, đường kính 25m, có thể khai thác năng lượng sóng biển và các dòng hải lưu để tạo ra điện. Hệ thống này có thể thay thế các thiết kế thông thường, liên quan đến các tua-bin khí phức tạp và các bộ phận chuyển động đắt tiền.

Được biết, đây là một thiết kế đáp ứng đầy đủ các tiêu chí đơn giản - tiện lợi - bền đẹp - hiệu quả - giá thành phải chăng. Nó có thiết kế tích hợp vào các hệ thống năng lượng đại dương hiện có và có thể chuyển đổi năng lượng sóng biển thành điện năng.

Các thử nghiệm mô hình hóa đại dương quy mô nhỏ cho thấy phiên bản kích cỡ thực của thiết bị này có thể tạo ra công suất tương đương 500kW, đủ điện dùng cho khoảng 100 ngôi nhà. Các kỹ sư nói rằng thiết kế của họ có thể được sử dụng cho các nhu cầu giá rẻ, có các kết cấu dễ bảo trì trên biển trong nhiều năm, để tận dụng sóng mạnh của vùng biển Scotland.

Theo Sở hữu Trí tuệ & Sáng tạo

http://www.sohuutritue.net.vn/sang-che-moi-mo-hinh-san-xuat-dien-nang-tu-cac-con-song-bien-d48413.html

Theo Sở hữu Trí tuệ & Sáng tạo