10 trung tâm nghiên cứu khoa học đẹp nhất thế giới

Được đầu tư số tiền lớn, các trung tâm nghiên cứu khoa học hàng đầu thế giới không chỉ sở hữu những thiết bị tiên tiến, mà còn có kiến trúc nổi bật với thiết kế đẹp, chắc chắn.

Khu Kỹ thuật 3 của Phòng thí nghiệm Quốc gia Los Alamos, Mỹ, được chú trọng đầu tư, nằm trong hệ thống phòng thí nghiệm quốc gia của Bộ Năng lượng. Đây cũng là một trong những cơ sở nghiên cứu khoa học và công nghệ đa ngành lớn nhất thế giới. Ảnh: Flickr.

Cơ sở nghiên cứu Nguồn Photon Cao cấp (APS) thuộc Phòng thí nghiệm Quốc gia Argonne ở Illinois, Mỹ, cỗ máy X-quang mạnh mẽ và hiện đại bậc nhất thế giới. Cấu trúc vòng tròn rộng lớn của APS gồm rất nhiều ống kim loại lớn chứa loại tia X năng lượng cao. Ảnh: Flickr.

Cơ sở nghiên cứu máy tính thuộc Phòng thí nghiệm Quốc gia Oak Ridge ở Tennessee là nơi Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ thiết kế, xây dựng các siêu máy tính để phân tích mật mã và thực hiện các dự án cao cấp khác. Ảnh: Flickr.

Trung tâm Công nghệ Nano Tích hợp thuộc Phòng thí nghiệm Sandia, New Mexico, bắt đầu hoạt động từ năm 2006. Đây là trung tâm hàng đầu thế giới, đưa ra các nguyên tắc thiết kế, tích hợp các loại vật liệu nano vào thế giới vi mô và vĩ mô. Ảnh: Flickr.

Phòng thí nghiệm Simula ở bán đảo Fornebu, Na Uy, là nơi các nhà khoa học tiến hành những nghiên cứu trong lĩnh vực mạng, hệ thống phân phối, khoa học máy tính và công nghệ phần mềm. Ảnh: Neat Project.

Trụ sở Đài thiên văn Nam Âu (ESO) ở Garching, Đức, là trung tâm khoa học, công nghệ liên chính phủ nổi tiếng trong lĩnh vực Thiên văn học. Tại đây, các chương trình phát triển kỹ thuật được thực hiện để cung cấp những thiết bị tiên tiến nhất cho các đài thiên văn trên thế giới. Ảnh: ESO.

Trung tâm i.lab của tập đoàn Italcementi ở Bergamo, Italy, bắt đầu hoạt động từ năm 2013. Thuộc sở hữu của tập đoàn hàng đầu thế giới về sản xuất xi măng, i.lab là nơi nghiên cứu, phát triển các giải pháp công nghệ, chức năng và thẩm mỹ cho vật liệu mới. Ảnh: Archdaily.

Viện Nghiên cứu Ung thư Beatson thuộc ĐH Glasgow, Scotland, là nơi nghiên cứu về sinh học cơ bản của ung thư. Năm 2008, viện chuyển đến tòa nhà mới với không gian phòng thí nghiệm, phòng họp, giảng đường hiện đại. Ảnh: The Gist.

Wilson Hall là tòa nhà trung tâm của Phòng thí nghiệm Gia tốc Quốc gia Fermi ở Illinois, Mỹ. Nó được xây dựng từ năm 1971 đến 1974, từng giành giải thưởng của Hiệp hội Kiến trúc Mỹ. Ảnh: Fermilab.

Tòa nhà Cơ điện tử thuộc Công viên khoa học của ĐH Johannes Kepler (JKU) ở thành phố Linz, Áo, gồm 5 tầng. Chiều cao của các tầng trên là 3,22 m trong khi tầng 1 cao đến 6,8 m. Ảnh: JKU.

Nơi các nhà khoa học khám phá vũ trụ, thay đổi thế giới Trong hơn 50 năm hoạt động, SLAC là nơi các nhà khoa học tìm hiểu bí ẩn của thế giới, vũ trụ, đưa ra nghiên cứu thay đổi cuộc sống loài người.

Theo Zing

http://news.zing.vn/10-trung-tam-nghien-cuu-khoa-hoc-dep-nhat-the-gioi-post919298.html