Theo Văn phòng Kỹ thuật Không gian có người lái Trung Quốc, Trung Quốc có kế hoạch phóng các mô-đun cốt lõi trạm vũ trụ của chính mình vào cuối tháng 6 tới, bắt đầu xây dựng tài sản quốc gia lớn nhất trong không gian. Cơ quan này cho biết trong một thông báo vào sáng 4/3 rằng mô-đun có lõi nặng 20 tấn, với tên lửa đẩy hạng nặng Long March 5B chịu trách nhiệm phóng mô-đun. Tên lửa đẩy hiện đã được vận chuyển đến Trung tâm Phóng vũ trụ Văn Xương, tỉnh Hải Nam để lắp ráp và thử nghiệm. Cùng với đó, bốn nhóm phi hành gia đã được chọn để làm nhiệm vụ và hiện đang được đào tạo.
Tuyên bố cho biết, Trung Quốc quyết tâm xây dựng trạm vũ trụ này và tiến hành hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ. Các nhà khoa học Trung Quốc và các đồng nghiệp của họ từ Liên Hợp Quốc đã lựa chọn loạt thí nghiệm khoa học đầu tiên do các nhà nghiên cứu nước ngoài đề xuất có thể được thực hiện trong trạm vũ trụ. Theo cơ quan này, họ hiện đang làm việc để thực hiện các kế hoạch hợp tác như vậy. Đây được coi là hoạt động không gian phức tạp nhất ở Trung Quốc, cụ thể là một trạm vũ trụ đa mô hình có tên là Tiangong. Nó chủ yếu được thiết kế bao gồm ba mô-đun lõi thành phần kết nối với hai phòng thí nghiệm không gian - với tổng trọng lượng hơn 90 tấn.
Mô-đun lõi có tên là Tianhe dài 16,6 mét, đường kính 4,2 mét. Nó bao gồm ba phần - phần kết nối, phần hỗ trợ và điều khiển sự sống, và cuối cùng là phần tài nguyên. Nó sẽ là trung tâm cho các hoạt động của trạm vũ trụ vì các phi hành gia sẽ sống ở đây và điều khiển toàn bộ trạm vũ trụ từ bên trong. Mô-đun cũng sẽ chịu trách nhiệm tổ chức các thí nghiệm khoa học.
Các nhà hoạch định cho biết, toàn bộ trạm vũ trụ này dự kiến sẽ được đưa vào phục vụ trong năm tới và sẽ hoạt động trong khoảng 15 năm, thậm chí còn lâu hơn tuổi thọ của Trạm vũ trụ quốc tế (ISS).
Theo China Daily