Mổ bụng P30 Pro để xem Huawei phụ thuộc vào nguồn linh kiện Mỹ đến đâu?

VietTimes -- Nếu lệnh cấm của Mỹ đối với Huawei không được gỡ bỏ, Huawei sẽ phải tìm đối tác mới cung cấp 15 bộ phận quan trọng cho P30 Pro.
Ảnh: iFixit
Ảnh: iFixit

Căng thẳng thương mại giữa Washington và Bắc Kinh trong thời gian qua đã gây ra tác động không nhỏ tới chuỗi cung ứng smartphone tại Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan, v.v.

Khi Mỹ ban hành lệnh cấm tất cả công ty bán sản phẩm công nghệ có nguồn gốc Mỹ cho Huawei, công ty Trung Quốc sẽ phải đau đầu tìm kiếm nhà cung cấp 15 bộ phận quan trọng trên mẫu flagship cao cấp P30 Pro.

Chưa đầy 1% linh kiện Mỹ

Huawei P30 Pro được chế tạo từ 1.631 bộ phận khác nhau. Giá thành và chức năng của một số thành phần quan trọng được đề cập bên dưới.

   Tổng giá thành linh kiện
363,83 USD
 Tổng số các bộ phận
1.631
 Mỹ  59, 36 USD
(16,3%)
 15 bộ phận
(0.9%)
 Trung Quốc
 138,61 USD
(38,1%)
 80 bộ phận
(4,9%)
 Nhật Bản
 83,71 USD
(23.0%)
 869 bộ phận
(53,2%)
 Hàn Quốc
 28 USD
(7.7%)
 562 bộ phận
(34,4%)
 Đài Loan
 28,85 USD
(7.9%)
 83 bộ phận
(5%)
  • Bộ vi xử lý ứng dụng của HiSilicon Semiconductor - Trung Quốc (giá 30 USD): Bộ vi xử lý thực thi lệnh của hệ điều hành hoặc ứng dụng trên smartphone. Hầu hết các bộ vi xử lý ứng dụng hiện nay phát triển trên thiết kế của ARM Holdings (Anh).
    Bộ vi xử lý ứng dụng của HiSilicon Semiconductor - Trung Quốc (giá 30 USD): Bộ vi xử lý thực thi lệnh của hệ điều hành hoặc ứng dụng trên smartphone. Hầu hết các bộ vi xử lý ứng dụng hiện nay phát triển trên thiết kế của ARM Holdings (Anh).
  • Pin Lithium-ion của Amperex Technology - Hồng Kông (8 USD): Một viên pin có thể sạc nhiều lần nhờ các phân tử Lithium-ion di chuyển qua lại giữa các điện cực âm dương. Pin Lithium-ion hiện được sử dụng rộng rãi trên smartphone nhờ tuổi thọ tương đối dài.
    Pin Lithium-ion của Amperex Technology - Hồng Kông (8 USD): Một viên pin có thể sạc nhiều lần nhờ các phân tử Lithium-ion di chuyển qua lại giữa các điện cực âm dương. Pin Lithium-ion hiện được sử dụng rộng rãi trên smartphone nhờ tuổi thọ tương đối dài.
  • Camera của Sony - Nhật Bản (camera trước giá 12,16 USD; cụm 3 camera sau giá 25,79 USD): Rất nhiều smartphone ngày nay sử dụng cụm camera với nhiều ống kính khác nhau, kết hợp cùng hệ thống AI để thực hiện thuật toán xử lý ảnh.
    Camera của Sony - Nhật Bản (camera trước giá 12,16 USD; cụm 3 camera sau giá 25,79 USD): Rất nhiều smartphone ngày nay sử dụng cụm camera với nhiều ống kính khác nhau, kết hợp cùng hệ thống AI để thực hiện thuật toán xử lý ảnh.
  • La bàn điện tử của Asahi Kasei - Nhật Bản: Bộ phận xác định phương hướng sử dụng cảm biến từ.
    La bàn điện tử của Asahi Kasei - Nhật Bản: Bộ phận xác định phương hướng sử dụng cảm biến từ.
  • DRAM của Micron Technology (giá 40,96 USD): Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên tạm thời lưu trữ thông tin cần thiết khi hệ điều hành hoặc phần mềm khác hoạt động. Lượng DRAM càng lớn thì càng đáp ứng tốt khả năng đa nhiệm.
    DRAM của Micron Technology (giá 40,96 USD): Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên tạm thời lưu trữ thông tin cần thiết khi hệ điều hành hoặc phần mềm khác hoạt động. Lượng DRAM càng lớn thì càng đáp ứng tốt khả năng đa nhiệm.
  • Ăng-ten song công (Antenna duplexer) của TDK, Taiyo Yuden và Kyocera - Nhật Bản (giá 2,75 USD): Thành phần điện tử liên lạc 2 chiều. Vì tần số truyền và nhận khác nhau nên được tích hợp thêm một bộ lọc tần số.
    Ăng-ten song công (Antenna duplexer) của TDK, Taiyo Yuden và Kyocera - Nhật Bản (giá 2,75 USD): Thành phần điện tử liên lạc 2 chiều. Vì tần số truyền và nhận khác nhau nên được tích hợp thêm một bộ lọc tần số.
  • Màn hình OLED của BOE Technology Group (giá 84 USD): Tấm nền màn hình sử dụng diode hữu cơ tự động phát sáng. Nhờ không cần đèn nền nên màn hình OLED có thể thiết kế mỏng và ôm sát các bề mặt uốn cong.
    Màn hình OLED của BOE Technology Group (giá 84 USD): Tấm nền màn hình sử dụng diode hữu cơ tự động phát sáng. Nhờ không cần đèn nền nên màn hình OLED có thể thiết kế mỏng và ôm sát các bề mặt uốn cong.
  • Cảm biến vân tay sản xuất tại Trung Quốc (giá 5 USD): Cảm biến phân biệt nhờ độ lồi, lõm của dấu vân tay. Có nhiều loại cảm biến vân tay khác nhau như cảm biến điện dung, cảm biến không tiếp xúc, cảm biến siêu âm, cảm biến quang, v.v.
    Cảm biến vân tay sản xuất tại Trung Quốc (giá 5 USD): Cảm biến phân biệt nhờ độ lồi, lõm của dấu vân tay. Có nhiều loại cảm biến vân tay khác nhau như cảm biến điện dung, cảm biến không tiếp xúc, cảm biến siêu âm, cảm biến quang, v.v.
  • Bộ nhớ flash NAND của Samsung Electronics (giá 28,16 USD): Con chip có khả năng lưu trữ dữ liệu ngay cả khi thiết bị tắt nguồn. Thông thường, hình ảnh và ứng dụng sẽ được lưu trữ trên bộ nhớ flash. Tuy nhiên, tốc độ đọc và ghi của bộ nhớ flash NAND chậm hơn nhiều so với DRAM.
    Bộ nhớ flash NAND của Samsung Electronics (giá 28,16 USD): Con chip có khả năng lưu trữ dữ liệu ngay cả khi thiết bị tắt nguồn. Thông thường, hình ảnh và ứng dụng sẽ được lưu trữ trên bộ nhớ flash. Tuy nhiên, tốc độ đọc và ghi của bộ nhớ flash NAND chậm hơn nhiều so với DRAM.

Ngành công nghiệp smartphone cảm nhận "nỗi đau" chiến tranh thương mại

Ngoài Huawei, Apple cũng khó tránh khỏi ảnh hưởng nếu chính quyền Trump quyết định áp thuế bổ sung lần thứ 4 đối với các mặt hàng Trung Quốc. Nguyên nhân bởi phần lớn thiết bị “Táo khuyết” đang được lắp ráp ở quốc gia tỷ dân.

Dễ thấy, nếu chuỗi cung ứng bị phân mảnh, chi phí nhập linh kiện cao thì giá cả thiết bị cũng phải leo thang. Yếu tố về giá thành có thể khiến hoạt động kinh doanh smartphone và thiết bị thông minh sa sút.

Theo nghiên cứu của Fomalhaut Techno Solutions, số linh kiện nguồn gốc Mỹ dùng để lắp ráp P30 Pro chỉ khoảng 1%, nhưng xét về giá thành lại chiếm 16%. Trong đó, 62% tổng chi phí nhập linh kiện đã được Huawei chuyển tới tài khoản của các nhà cung cấp bên ngoài Đại lục.

Mổ bụng P30 Pro để xem Huawei cần các nhà cung cấp linh kiện Mỹ đến đâu .Nguồn: Nikkei Asia Review

Các linh kiện nguồn gốc Mỹ bên trong P30 Pro bao gồm linh kiện bán dẫn từ nhà sản xuất Qorvo có trụ sở tại Bắc Carolina và kính cường lực từ công ty sản xuất vật liệu công nghệ Corning có trụ sở tại New York.

Chỉ vài tháng trước , Huawei còn tuyên bố mục tiêu trở nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới vào năm 2020. Tuy nhiên, diễn biến mới của cuộc “chiến tranh lạnh” công nghệ đã công ty Trung Quốc buộc phải từ bỏ tham vọng vì bất ổn của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, khiến Huawei đánh mất dần quan hệ hợp tác với các nhà cung cấp linh kiện và phần mềm.

Thực tế, Huawei đã cắt giảm khoảng 30 tỷ USD kỳ vọng doanh thu trong 2 năm tới, đồng thời dự báo đạt khoảng 100 tỷ USD vào năm 2020. Nhà sáng lập Nhậm Chính Phi kiến nghị rằng những hạn chế của chính quyền Trump không chỉ ảnh hưởng tới Huawei, mà còn tác động tới nhiều nhà cung cấp linh kiện Mỹ.

Để trấn an các nhà đầu tư, Huawei cho biết đã dự trữ linh kiện từ 6 tháng đến hơn 1 năm, nhưng khi kho cạn kiệt thì công ty sẽ phải tìm kiếm các nguồn hàng thay thế. Tuy nhiên, đây là thách thưc không nhỏ bởi công ty quốc tế muốn sử dụng công nghệ Mỹ phải có trách nhiệm tuân thủ quy định của Mỹ.

Trong khi đó, Tổng thống Donald Trump đã đe dọa áp đặt vòng thuế quan thứ 4 đối với hàng hóa Trung Quốc, làm dấy lên lo ngại phá vỡ sự ổn định của chuỗi cung ứng smartphone toàn cầu, vốn phát triển nhờ tự do thương mại.

Smartphone là sản phẩm của quá trình hợp tác sản xuất giữa các công ty Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan v.v. Quy định khắt khe của Mỹ đang trói buộc Huawei, cũng như các công ty khác trong chuỗi cung ứng phải điều chỉnh chiến lược kinh doanh.

Ngoài ra, hàng rào thuế quan mới là vấn đề chung của Huawei và Apple. Tổng thống Donald Trump cảnh báo sẽ áp thuế quan thứ bổ sung lần 4 vào Q4/2019, trùng thời điểm Apple thường xuyên ra mắt iPhone mới.

Huawei và Apple mua linh kiện ở đâu. Nguồn: Fomalhaut Techno Solutions
Huawei và Apple mua linh kiện ở đâu. Nguồn: Fomalhaut Techno Solutions

Nikkei Asia Review cho rằng gã khổng lồ Curpertino bỏ ra chưa đầy 1% tổng chi phí thu mua linh kiện lắp ráp iPhone Xs Max cho các công ty Trung Quốc. Tuy nhiên, do phần lớn iPhone được gia công tại Đại lục nên mức thuế bổ sung lên tới 25% có thể khiến giá thiết bị Apple càng trở nên đắt đỏ. Các chuyên gia phân tích của Morgan Stanley dự báo thế hệ kế nhiệm iPhone Xs sẽ được bán ra với giá 1.160 USD, thay vì 999 USD hiện tại.

Nghiên cứu của Fomalhaut Techno Solutions cho thấy Apple đã xây dựng mối quan hệ đối tác với 41 công ty lắp ráp và cung cấp linh kiện ở Trung Quốc, Hồng Kông trong năm 2018  và trả khoảng 70% tổng số tiền nhập linh kiện cho các công ty bên ngoài nước Mỹ.

Khi mức thuế bổ sung 25% đối với hàng hóa Trung Quốc được áp dụng thì ngay cả Apple cũng phải tìm kiếm đối tác mới, hoặc sớm đưa ra giải pháp đối phó với thuế quan nếu muốn duy trì mạng lưới nhà cung cấp cũ.

Thực tế, Apple đã yêu cầu các đối tác lớn đánh giá tác động khi chuyển 15% đến 30% sản lượng từ Trung Quốc sang Đông Nam Á, trong giai đoạn tái cấu trúc chuỗi cung ứng.

Nikkei Asia Review nhận định rằng các lệnh trừng phạt theo Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng Mỹ (NDDA) nhằm vào Huawei và 3 công ty Trung Quốc khác có thể kéo theo hàng loạt hệ lụy tới toàn bộ chuỗi cung ứng. Theo phân tích của Trung tâm nghiên cứu Kinh tế Nhật Bản, nếu hoạt động kinh doanh tại các thị trường quan trọng như Mỹ, Trung Quốc, Châu Âu và Nhật Bản bị đình trệ sẽ ảnh hưởng xấu tới các ngành công nghiệp ở Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc vầ Đài Loan (trị giá ước tính 103 tỷ USD). Trong đó, riêng Trung Quốc sẽ chịu tổn thất tới 90%.

Theo chiều ngược lại, Bắc Kinh sẽ im lặng trước các cuộc tấn công thuế quan liên tiếp của Washington. Trong tháng 6, Trung Quốc đã tiết lộ kế hoạch tăng cường kiểm soát đất hiếm, nguyên liệu không thể thiếu để sản xuất pin cho smartphone, xe điện và hàng loạt sản phẩm tiêu dùng khác.

Chắc chắn các công ty Mỹ sẽ sớm cảm nhận được tác động nếu Trung Quốc quyết tâm thực hiện kế hoạch này.

Doanh số giảm đáng kể từ năm 2016 đang gây sức ép lên các nhà sản xuất smartphone. Theo thống kê của IDC, có khoảng 1,4 tỷ thiết bị được bán ra trên toàn cầu vào năm ngoái.

Quy mô rộng lớn của thị trường smartphone đã tạo điều kiện cho các nhà sản xuất linh kiện kết nối với khách hàng trên toàn cầu. Nhà sản xuất smartphone số một thế giới, Samsung đã tận dụng lợi thế đó để mở rộng thị phần, giảm thiểu chi phí. Hơn nữa, sự phổ biến của smartphone đã mở ra cơ hội phát triển các ứng dụng, dịch vụ của nền kinh tế số.

Theo Nikkei Asia Review