Loại mực sinh học mới giúp các nhà khoa học tiến gần hơn đến việc in 3D nội tạng của con người

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Các nhà khoa học đã cấy thành công mô sống được in 3D trên lên chuột
Các nhà khoa học tiến gần hơn đến việc in 3D cơ quan nội tạng của con người nhờ loại mực mới (Ảnh: The Hill)
Các nhà khoa học tiến gần hơn đến việc in 3D cơ quan nội tạng của con người nhờ loại mực mới (Ảnh: The Hill)

Trên tạp chí Advanced Materials, một báo cáo khoa học mới được đăng tải hồi đầu năm cho thấy: các nhà nghiên cứu sử dụng thành công mực sinh học để in 3D mô phổi, và cấy ghép thành công các mô này lên một con chuột bạch.

Việc tạo ra nội tạng cơ thể người bằng công nghệ in 3D sẽ giúp hàng triệu bệnh nhân cần ghép tạng có cơ hội sống. Đội ngũ nghiên cứu hiện đang tập trung vào chế tạo phổi trong phòng thí nghiệm, và dù họ chưa tạo ra được hai lá phổi hoàn chỉnh, nhưng nhóm chuyên gia đã cho thấy những mô phổi tạo ra ghép được lên sinh vật sống.

"Chúng tôi bắt đầu bằng việc cố gắng tạo ra những ống nhỏ, bởi lẽ cấu trúc này hiện hữu cả trong đường thở và ở hệ mạch của phổi. Kết hợp mực sinh học và tế bào gốc lấy từ đường thở của bệnh nhaanh, chúng tôi đã in ra được những đường thở nhỏ với nhiều lớp tế bào, có thể duy trì trạng thái mở lâu dài", Darcy Wagner, phó giáo sư công tác tại Đại học Lund và là tác giả chính của nghiên cứu mới này chia sẻ với báo chí.

Các nhà khoa học đã cấy ghép thành công trên chuột bạch (Ảnh: The Hill)

Các nhà khoa học đã cấy ghép thành công trên chuột bạch (Ảnh: The Hill)

Quá trình in mô sống cũng giống với việc in 3D ra vật thể thông thường. Các chuyên gia sẽ cần một cỗ máy có thể đặt từng lớp mực một, để tạo thành cấu trúc hoàn chỉnh của mô. Tất nhiên, hai loại mực dùng trong hai hoạt động in 3D là khác nhau: mực in nội tạng sẽ có mô sống và cần một "giá đỡ" được dựng bằng kỹ thuật y sinh".

Thứ mực sinh học này được chế tạo từ tảo biển, alginate và chất nền ngoại bào từ mô phổi. Tổ hợp này còn có tế bào gốc lấy từ phổi, là những tế bào có khả năng tái tạo nhiều loại tế bào cần thiết cho sự phát triển của một lá phổi. Bởi lẽ các nhà nghiên cứu sửu dụng tế bào gốc, vốn có khả năng biến hình" thành những loại tế bào khác, thứ mực sinh học dùng trong in nội tạng sẽ rất linh hoạt.

Những đường thở được tạo ra rất nhỏ, chỉ có đường kính khoảng 4-6 mm. Khi in xong, các nhà khoa học sẽ cấy những đường thở này vào chuột. Cơ thể chuột nhận những mô mới và đường thở đã hỗ trợ được các mạch máu chảy qua.

"Chúng tôi mong rằng những cải tiến trong công nghệ in 3D trong tương lai, kèm theo những tiến bộ về mực sinh học sẽ cho phép y học in ra những sản phẩm sắc nét hơn, để in được những mô lớn hơn dùng trong cấy ghép. Chặng đường phía trước vẫn còn rất dài", chuyên gia Wagner nhận định.

Đội ngũ mong rằng thành công bước đầu với loại mực sinh học mới sẽ cho phép họ thử nghiệm mô được in 3D trên những sinh vật lớn hơn. Tuy nhiên vẫn còn một chặng đường dài để công nghệ in 3D này có thể áp dụng lên con người

Theo The Hill