Khả năng này thực sự đã tồn tại. Những người âm mưu xem Brezhnev chỉ là nhân vật tạm thời trong giai đoạn quá độ, khi cho ông không phải là nhà chính trị độc lập, mà chỉ là thuộc hạ của Khrusev, cùng những người còn lại làm loạn chống lại Khrushchev mà thôi.
Ngược lại, Alecxandr Shelepin và Vladimir Semichastnyi rất coi trọng nhà tư tưởng chính của Đảng Suslov- người cổ vũ âm mưu lật đổ Khrushchev.
Rõ ràng, những sự kiện này - dù cho có được tô vẽ một chút- đã được đưa ra trong bộ phim xuất sắc của Igor Gostev “Những con sói xám”. Trong đó, khi có ý định trả thù Khrushchev, người làm họ phát chán vì sự cầu kỳ của mình, nhóm những nhân vật có quyền lực trong đảng và nhà nước không thể chuyển sang hành động mà không được Suslov tán thành từ trước.
Khi đã nhận được sự đồng ý, chính họ đã thuyết phục ông gọi cho bí thư thứ nhất ở Pitsudar, nơi bí thư đang nghỉ, và gọi ông về Kremlin dự phiên họp toàn thể BCH Trung ương. Để mọi việc trôi chảy họ cần “nhà trung gian đàm phán”, những người âm mưu không tiếc lời khen dành cho ông, chỉ ra kinh nghiệm khổng lồ của Suslov và uy tín bất tận của ông. Khi đó, quả thật, ông là một trong những “người chơi lâu nhất” trong bộ máy đảng, bắt đầu làm việc nghiêm túc từ thời Joseph Stalin.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với Suslov (giữa) và Brezhnev trong lần Người thăm Liên Xô năm 1955. |
Trong số những nhà hoạt động cao cấp khác, Suslov nổi bật bởi tính cách kỷ luật thép- chưa lần nào trong đời ông đi làm muộn, bởi sự mẫu mực- sau những chuyến ra nước ngoài ông nộp lại cho quĩ đảng toàn bộ số tiền còn lại, bởi chủ nghĩa khổ hạnh cá nhân.
Ông hoàn toàn thờ ơ với những xa hoa bổng lộc mà vị trí của ông đã giúp ông tiếp cận chúng dễ dàng. Chưa bao giờ người ta thấy ông tham lam vụ lợi.
Khác với Brezhnev, ông lạnh lùng với những phần thưởng và có lẽ trong sâu thẳm tâm hồn, ông coi những huân, huy chương chỉ là những thứ vặt vãnh, còn kết quả việc làm thật tốt mới là sự công nhận thực sự.
Gần như là suốt đời Suslov chỉ mặc một chiếc áo choàng hay một bộ quần áo, vì thế các đồng nghiệp thường cười nhạo sau lưng ông. Những đôi giày của ông cũng trở thành “huyền thoại” như thế - ông là người duy nhất trong Bộ chính trị yêu thích kiểu giày này.
Nếu trước mỗi cuộc họp, thấy đôi giày đặt cẩn thận phía dưới mắc áo, các đại biểu đến dự biết rằng Suslov đã ở đó. Người ta tán gẫu, có lần Brezhnev thậm chí đã đề nghị các uỷ viên bộ chính trị thay nó bằng đôi giày mới vì đôi giày này khá mòn.
Điều ngạc nhiên là: chưa bao giờ Suslov giữ những vị trí cao và thích đứng sau, không thu hút sự chú ý của báo chí phương Tây, nhưng lại rất nổi tiếng trong xã hội. Chẳng hạn, sĩ quan quân đội Victor Ilin- người đã thực hiện mưu sát Brezhnev ngày 22/1/1969 - khi bị thẩm vấn, đáp lại câu hỏi anh muốn thấy ai ở cương vị tổng bí thư, đã nói: “Ở thời điểm này mọi người coi Suslov là nhân cách xuất sắc nhất trong đảng”.
Suslov và Brezhnev |
Suslov chưa từng là bộ trưởng, cũng không phải phó chủ tịch hội đồng bộ trưởng Liên Xô, mà chỉ giữ chức vụ không đáng kể: chủ tịch uỷ ban công tác với nước ngoài của Hội đồng Xô viết.
Được biết, sau khi bãi nhiệm Khrusev, Brezhnev đã tỏ ra không đơn giản như người ta vẫn nghĩ về ông. Sau khi đạt được điều mong muốn, ông bắt tay vào việc đánh bật khỏi vị trí công tác quen thuộc từ trước tất cả những người đã tham gia âm mưu chống lại Khrusev, dành những vị trí đó cho người của mình.
Nhiều người phải rời quĩ đạo chính trị cao nhất , còn Suslov không chỉ vẫn ở lại, mà còn củng cố thực sự những vị trí của mình. Suốt thời Brezhnev, cho đến khi qua đời, ông được coi là nhà tư tưởng chính của đảng. Ở phương Tây người ta gọi ông là “Giáo chủ áo choàng xám” của Liên Xô.
"Là uỷ viên bộ chính trị chịu trách nhiệm về các vấn đề tư tưởng, Suslov đã đứng trên đỉnh tháp được xây dựng từ nhiều thiết chế tư tưởng" - nhà sử học nổi tiếng Roi Medvedev đã viết trong cuốn “Họ đã vây quanh Stalin”. Trong BCH trung ương, Suslov kiểm soát hoạt động của các phòng văn hoá tuyên truyền, các cơ sở giáo dục – khoa học, cũng như hai phòng quốc tế.
Ông cũng kiểm soát Cục chính trị quân đội Xô Viết, phòng thông tin Ban chấp hành trung ương, phòng tổ chức thanh niên và xã hội. Dưới sự chỉ đạo và kiểm soát của ông có: Bộ văn hoá, Uỷ ban xuất bản nhà nước, Uỷ ban điện ảnh, Phát thanh truyền hình nhà nước, in ấn, kiểm duyệt, Thông tấn xã Liên Xô, ban liên lạc của đảng cộng sản Liên Xô với các đảng công nhân và cộng sản khác, chính sách đối ngoại Liên Xô – tất cả đều thuộc lĩnh vực hoạt động của Suslov”.
Như Alecxandr Iacovlev kể lại, Brezhnev rất không thích công tác tư tưởng và vì thế tự nguyện giao phó nó cho người chiến sĩ được thử thách mặc sức tung hoành. Không ai can thiệp vào công việc của Suslov: ông làm những gì ông cho là đúng. 17 năm cuối của cuộc đời, Suslov được thừa nhận một cách không chính thức là người thứ hai của Liên Xô. Nhiều người kinh ngạc về khả năng làm việc của ông ở tuổi xế chiều.
Năm 1975, khi Brezhnev lần đầu tiên bắt đầu có vấn đề về sức khoẻ, bên ngoài hành lang người ta bắt đầu xì xào về người kế nhiệm của ông. Nếu như có vấn đề gì nghiêm trọng xảy ra với Brezhnev khi đó, đối thủ cạnh tranh với Suslov vào vị trí đứng đầu đất nước chính là Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Liên Xô Alecxei Cosygin.
Người đứng đầu nhà nước trên danh nghĩa, Chủ tịch đoàn chủ tịch Xô Viết tối cao Liên Xô Nicolai Podgornyi, về mặt khách quan, không đạt tới vai trò đó. Còn liên quan đến Iuri Andropov, đơn giản là mọi người sợ ông- người đứng đầu KGB. Chính Andropov hiểu rõ yếu điểm của vị trí ứng viên của mình.
Ông chỉ có lợi khi Brezhnev ở trên cương vị mình càng lâu càng tốt. Các đối thủ cạnh tranh sẽ biến mất một cách tự nhiên, Andropov hy vọng dù bệnh tật, nhưng ông có ưu thế to lớn đối với Suslov (12 năm) và Cosygin (10 năm) về lứa tuổi.
Kế hoạch thế này: năm 1980 Cosygin rời khỏi vũ đài chính trị, rồi tiếp sau đó đến Suslov. Nhưng ngày 10/11/1982 Brezhnev từ trần. Nhà tư tưởng của đảng vẫn còn sống và còn chưa rõ ai sẽ nắm vị trí của vị tổng bí thư quá cố.
Nếu Cosygin nổi tiếng là nhà kinh tế và cải cách, thì Suslov lại lừng danh là người bảo thủ. Một số nhà sử học gọi ông là người theo chủ nghĩa Stalin. Tuy nhiên, chắc gì khi lên nắm quyền lực, Suslov sẽ bắt đầu phục hồi Tổng cục các trại lao động cải tạo (GULAG).
Vả lại, nếu Suslov trở thành nhà lãnh đạo đảng, nhà nước, Andropov sẽ không có nhiều cơ hội để ở lại vị trí người đứng đầu KGB. Có thể cả Gorbachev, người coi Andropov là “cha đỡ đầu” của mình, cũng không còn nằm trong thê đội cấp cao nữa. Có thể hơn cả, Suslov sẽ tiếp tục đường lối của Brezhnev, trong trường hợp đó, việc Liên Xô bước vào dân chủ hoá từ giữa những năm 1980 hay không- vẫn là vấn đề lớn.
Tuy nhiên, bí thư thứ nhất Ban chấp hành trung ương Ukraine trong những năm 1963-1972 Petr Shelest đã không mong chờ những điều tốt đẹp trong đất nước từ người đứng đầu giả định Suslov.
Trả lời phỏng vấn của “Tin tức Moscow” trong năm 1989 ông đã nói về những người được sủng ái trong cuộc chiến giành “di sản Khrushchev” thế này: “Nếu như Suslov lên nắm quyền lực trong năm 1964 - điều đó thật đáng sợ, còn tệ hơn thời Brezhnev.
Podgornyi có lẽ có nhiều cơ hội hơn để ngồi vào chiếc ghế bí thư thứ nhất Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Liên Xô, nhưng ông từ chối và đưa ra lời đề nghị - Brezhnev. Đó là khi Nikita Khrushchev đã được giải phóng”.