Trung tá tình báo V. Putin trấn áp đám đông, cứu tài liệu tuyệt mật mật của KGB ở Đức

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Khi bức tường Berlin sụp đổ, đám đông hỗn loạn lao vào trụ sở KGB ở Đức đập phá, cướp tài liệu. Trung tá Platov, tức Tổng thống Putin ngày nay, đã cứu toàn bộ các tài liệu tuyệt mật của KGB.
Ông Vladimir Putin trổ tài thiện xạ (Ảnh: AFP)
Ông Vladimir Putin trổ tài thiện xạ (Ảnh: AFP)

Năm 1989, khi đế chế Liên Xô hùng mạnh xưa kia nhanh chóng mất đi ảnh hưởng chính trị của mình, đã diễn ra quá trình sụp đổ bức tường Berlin, chôn vùi dưới đống đổ nát của nó cả ý tưởng lan truyền cộng sản chủ nghĩa sang phía Tây.

Bức ảnh chụp Tổng thống Putin khi còn là sĩ quan tình báo KGB và ảnh chụp năm 2013. Ảnh: RT

Bức ảnh chụp Tổng thống Putin khi còn là sĩ quan tình báo KGB và ảnh chụp năm 2013. Ảnh: RT

Chính vào giai đoạn này, một tình báo viên Xô Viết bình thường 37 tuổi – trung tá Platov - đã một mình đơn độc cứu tài liệu mật của KGB ở Dresden khỏi bị đám đông người Đức đang điên cuồng cướp phá.

Một năm sau, khi mọi người biết về chiến công bị quên lãng đó, mới rõ rằng người mang bí danh nghiệp vụ “Platov” đã bảo vệ lợi ích của tổ quốc, không phải ai khác mà chính là Tổng thống Nga hiện nay – Vladimir Putin.

Tổng thống Putin cùng cha và mẹ trong một bức ảnh chụp năm 1985. Ảnh: Kremlin.
Tổng thống Putin cùng cha và mẹ trong một bức ảnh chụp năm 1985. Ảnh: Kremlin.

Bắt đầu phục vụ

Vladimir Putin bắt đầu hoạt động ở Cộng hoà dân chủ Đức (GDR) năm 1985 khi được ban lãnh đạo KGB cử đi công tác đến thành phố Dresden. Ở đó ông là nhân viên Nhà văn hoá hữu nghị Xô-Đức với tư cách phiên dịch viên.

Theo lời của chính Tổng thống, người trong vòng 4 năm đã được phong lên hai cấp quân hàm, suốt thời gian làm việc ở GDR ông đã buộc phải làm những công việc “hoàn toàn buồn chán”.

Ông thu thập những thông tin mới, đặc biệt là tin tức về các hoạt động của NATO cũng như theo dõi tình hình nội chính ở Đông Đức, dự báo sự thay đổi trong bộ máy điều hành của nó rồi gửi về Trung tâm tin tức KGB.

Tiền đề của thống nhất

Thời kỳ công khai, được bắt đầu ở Liên Xô khi Mikhail Gorbachev lên nắm quyền lực, trở thành xuất phát điểm cho những biến đổi lịch sử ở châu Âu. Việc mở biên giới quốc gia giữa Hungaria cộng sản chủ nghĩa với nước Áo tư bản chủ nghĩa vào tháng 8/1989 là khởi đầu cho việc di cư ồ ạt người Đức ở phía Đông sang Cộng hoà liên bang Đức (FRG) và các nước châu Âu khác.

Một bức ảnh của Tổng thống Putin khi đang hoạt động tại Đông Đức. Ảnh: Sputnik.
Một bức ảnh của Tổng thống Putin khi đang hoạt động tại Đông Đức. Ảnh: Sputnik.

Hy vọng được tự do, người Đức ở phía Đông sẵn sàng vượt qua khoảng cách không nhỏ để có mặt ở phía bên kia bức tường Berlin. Vào chính giai đoạn này, ở mọi góc ngách khác nhau của GDR bắt đầu xuất hiện các cuộc biểu tình, những người tham gia đòi chính phủ Erich Honecker tiến hành các cuộc bầu cử dân chủ và cải cách thị trường, cũng như tự do ngôn luận và đi lại.

Nhà mac xit Honecker không muốn nhượng bộ những người phản đối, trong suốt một số ngày trước khi bị bãi chức của mình vẫn lạc quan tuyên bố: “Chúng ta tự quyết định mọi vấn đề của chúng ta – bằng các phương pháp xã hội chủ nghĩa. Chúng ta không được phép làm suy yếu chủ nghĩa xã hội”.

Tuy nhiên, bánh lái đã bị bỏ mặc và nhân dân, đang khao khát sự thay đổi, đã đạt được những đòi hỏi của mình: ngày 9/11/1989, Bộ chính trị đã đồng ý để người dân tự do qua lại lãnh thổ Tây Berlin. Sau khi quyết định được công bố, hàng chục nghìn người tập trung ở hai phía bức tường Berlin và cùng nhau bắt đầu phá huỷ nó, bằng hành động của mình đánh dấu sự kết thúc thời kỳ phân chia đất nước.

Tình hình ở Dresden

Khi sự kiện nổi tiếng này vừa được thực hiện, phủ khắp đất nước là làn sóng nhân dân đòi thủ tiêu mạng lưới điệp báo của Shtazi - Bộ an ninh quốc gia Đông Đức, đã liên tục kiểm soát đời sống của công dân. Ngày 5/12 làn sóng này lan tới Dresden.

Ông Vladimir Putin trổ tài thiện xạ. Ảnh: AFP.
Ông Vladimir Putin trổ tài thiện xạ. Ảnh: AFP.

Từ ban công biệt thự số 4 Angelika-Strasse, nơi đặt bộ tham mưu phân nhánh địa phương của KGB, Trung tá Putin có thể quan sát trực tiếp đám đông hàng nghìn người tập trung ở cổng toà nhà của tình báo Shtazi.

Đám người như tuyết lở đang bừng bừng nóng giận sẵn sàng tấn công toà nhà, nhưng vào 5 giờ chiều chỉ huy phân nhánh Dresden của Shtazi Horst Boom, muốn chấm dứt đổ máu đã đầu hàng và ra lệnh mở cửa toà nhà.

Những người biểu tình thắng lợi ào vào nhà, đập phá và chiếm lấy những tài liệu lưu trữ, trong đó có các hồ sơ mật và các file có danh sách nhân viên tình báo của GDR.

Sự im lặng của Moscow

Biết rằng dinh thự của KGB chỉ cách trụ sở của các đồng nghiệp Đông Đức có mấy tiếng đồng hộ, Putin bắt đầu tìm cách thoát khỏi tình huống phức tạp, bởi vào thời điểm đó ông là sĩ quan quân hàm cao nhất ở toà nhà.

Cho rằng chặn đứng những người biểu tình đang phẫn nộ sẽ rất phức tạp, ông đã liên lạc với trực ban của Cụm quân đội Liên Xô ở Đông Đức và yêu cầu họ cho quân chi viện đến toà nhà phái bộ tình báo để bảo vệ tài liệu và an ninh cho nhân viên của nó.

Tuy nhiên, không có lệnh từ Moscow quân nhân không được quyền rời khỏi nơi đóng quân của đơn vị, bởi thế trực ban hứa sẽ nối liên lạc với ban lãnh đạo ở Kremli và sẽ hành động theo chỉ thị từ họ.

Tình trạng hỗn loạn trong lúc đó không cho phép anh ta kết nối liên lạc được với Kremli. Sau này, trong cuốn “Từ người đứng đầu. Những cuộc trò chuyện với Putin”, Tổng thống nhớ lại rằng, trong những ngày bước ngoặt cuối những năm 1980, sa vào những âm mưu, KGB Liên Xô không còn quan tâm đến hoạt động của những điệp viên của mình ở nước ngoài, phớt lờ các báo cáo và cảnh báo của họ. “Những gì chúng tôi đã làm hoá ra chẳng cần cho ai. Viết báo cáo, tuyển mộ, khai thác thông tin chẳng có ích gì? Ở Trung tâm chẳng ai đọc chúng”.

Sau khi nhận từ trực ban câu trả lời rằng “Moscow im lặng!” Putin - theo lời của chính ông - đã cảm nhận rằng Liên Xô là đất nước không còn tồn tại. Nhận thức được điều đó cũng như hiểu được tất cả trách nhiệm vì mọi người, tài liệu và tài sản của KGB ở Dresden đang đặt hết lên vai ông, Putin quyết định tự hành động. Mọi tài liệu quý giá nhất được ông chuyển về Moscow, còn lại tự tay ông đốt huỷ chúng. Tài liệu nhiều đến nỗi ông đốt nứt cả lò.

Chiến công của Platov – Putin

Trong cuốn sách “Sa hoàng mới. Sự trỗi dậy và điều hành của Vladimir Putin” của mình, Steven Le Maiers đã miêu tả rằng tổng thống tương lai của nước Nga, khi nhìn thấy đám đông mù quáng vì phấn khích đang đến gần biệt thự của KGB, đã mặc quân phục và liều lĩnh đi tay không ra đón đầu họ.

Đến chỗ những người biểu tình, rất điềm tĩnh, bằng giọng tin cậy ông cất lời bằng tiếng Đức - lưu loát và chuẩn mực. Ông nói với họ: “Việc bức tường Berlin sụp đổ là thiện chí của đất nước chúng tôi. Ở đây chúng tôi đang bảo vệ toà nhà này. Đó là tài sản của Liên Xô! Hãy hiểu cho đúng – đó là tài sản của nước khác. Chúng tôi là sĩ quan, và trong trường hợp các bạn tấn công, thực hiện nghĩa vụ của mình, chúng tôi sẽ bắn…”

Putin công khai doạ dẫm, sau đó quay lưng và chậm rãi đi về biệt thự, không loại trừ khả năng có ai đó trong đám đông có thể bắn vào lưng ông. Nhưng, những người biểu tình trong nháy mắt đã chuyển ý không tấn công biệt thự số 4 Angelika-Strasse và không muốn đổ máu, đã giải tán.

Sau hành động can đảm của Putin 2 giờ đồng hồ, cuối cùng cũng nhận được mệnh lệnh, hai chiếc xe vận tải quân sự bọc thép chở các chiến sĩ đã đến trụ sở KGB ở Dresden, nhưng đến thời điểm đó chẳng còn cần đến họ.