Các ông chủ công nghệ đang phải đối mặt với việc bị truy tố hình sự nếu họ không tuân thủ các quy tắc được đề xuất của Anh nhằm đảm bảo mọi người dùng được an toàn trực tuyến, chính phủ Anh cho biết hôm 17/3 khi công bố dự thảo luật tại Quốc hội.
Dự luật an toàn trực tuyến mới này sẽ trao cho các nhà quản lý quyền hạn trên phạm vi rộng để mạnh tay hơn với các công ty truyền thông xã hội và kỹ thuật số như Google, Facebook, Twitter và TikTok...
Facebook, Instagram, YouTube, Twitter và TikTok đều bị chỉ trích vì cho phép chia sẻ nội dung độc hại trên nền tảng của họ. Những nền tảng này khẳng định họ đang cố gắng loại bỏ những nội dung trên, nhưng nhiều nhà lập pháp vẫn chưa hài lòng.
Các nhà chức trách ở Vương quốc Anh là đội tiên phong trong phong trào toàn cầu nhằm kiềm chế sức mạnh của các nền tảng công nghệ và khiến họ có trách nhiệm hơn đối với các nội dụng có hại trên nền tảng của họ như lạm dụng tình dục trẻ em, phân biệt chủng tộc, bắt nạt, gian lận... Những nỗ lực tương tự cũng đang được tiến hành ở Liên minh Châu Âu và Hoa Kỳ.
Mặc dù Internet đã thay đổi cuộc sống của con người, nhưng “không vì thế các công ty công nghệ có quyền được gây hại, lạm dụng và gây ra bạo loạn trên nền tảng của họ”, Bộ trưởng Kỹ thuật số Vương quốc Anh, Nadine Dorries cho biết trong một tuyên bố. “Nếu chúng ta không hành động, điều này sẽ ảnh hưởng nặng nề tới sự ngây thờ và trong sáng của cả một thế hệ”.
Dự luật phải đối mặt với cuộc tranh luận tại Quốc hội, nơi nó có thể được sửa đổi trước khi các nhà lập pháp bỏ phiếu thông qua thành luật.
Chính phủ Anh cũng thông báo lãnh đạo của các nền tảng có thể phải đối mặt với việc bị truy tố hoặc ngồi tù trong vòng 2 tháng khi Dự luật An toàn Trực tuyến mới được thông qua. Trước đó, thời hạn mà các hãng công nghệ phải tuân thủ theo luật là 2 năm.
Cục Kỹ thuật số, Văn hóa, Truyền thông và Thể thao Anh cũng đã đồng ý thông qua 66 khuyến nghị đối với Dự luật An toàn Trực tuyến được đưa ra vào năm ngoái. Khuyến nghị mới yêu cầu các nền tảng trực tuyến phải chịu trách nhiệm về các hoạt động bao gồm việc quảng bá hành vi tự làm hại bản thân, nội dung khiêu dâm hay tấn công mạng.
Hồi tháng 2, Bộ trưởng Kỹ thuật số Vương quốc Anh cũng đã cảnh báo những gã khổng lồ truyền thông xã hội như Facebook về Dự luật An toàn Trực tuyến, buộc các nền tảng Internet phải quản lý các nội dung bất hợp pháp. Bà cũng khẳng định những lãnh đạo cao nhất như Mark Zuckerberg có thể phải ngồi tù nếu Facebook không tuân theo luật an toàn trực tuyến mới.
Ngoài quyền truy tố lãnh đạo các công ty công nghệ, Ofcom còn có quyền phạt các công ty này đến 10% doanh thu toàn cầu hàng năm nếu họ không tuân thủ các quy tắc. Cụ thể, Meta có thể bị phạt tới 10 tỉ USD dựa trên số liệu doanh thu năm 2021.
Đối với dự luật mới này các công ty công nghệ sẽ phải chủ động gỡ bỏ nội dung bất hợp pháp liên quan đến khiêu dâm, tội ác thù hận, gian lận, quảng cáo ma túy hoặc vũ khí, khuyến khích tự sát, buôn người và bóc lột tình dục, bên cạnh tài liệu về khủng bố và lạm dụng tình dục trẻ em được đề xuất ban đầu.
Damian Collins, Chủ tịch ủy ban chung về dự thảo Luật An toàn Trực tuyến, cho biết việc thông qua các khuyến nghị là một “quyết định quan trọng” đối với sự an toàn của người dùng Internet trên toàn thế giới.
“Tôi rất vui khi thấy rằng Chính phủ đã thông qua các khuyến nghị của chúng tôi, điều này sẽ biến Vương quốc Anh trở thành nơi sử dụng Internet an toàn nhất trên thế giới”, Collins nói.
Theo The Washington Post, Alexwa