Không ngán chiến tranh Biển Đông, Mỹ “phang gậy” vào Trung Quốc

Ngày 6/11, tờ Đa Chiều đã có bài phân tích với nhan đề "Không sợ chiến tranh Biển Đông, Mỹ phang gậy vào Trung Quốc", cảnh báo rằng, nếu tiếp tục đẩy mạnh hoạt động quân sự hóa thì chắc chắn Trung Quốc ngày càng đẩy nhiều quốc gia vào vòng tay của Mỹ. 
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Ngày 5/11, Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ashton Carter có bài phát biểu trên tàu sân bay “Theodore Roosevelt” đang hoạt động trên biển Đông, khẳng định rằng sự lớn mạnh của hải quân Trung Quốc sẽ không làm lung lay vai trò “trụ cột trong an ninh khu vực” của Mỹ.

Hơn một thế kỷ trước, Theodore Roosevelt - vị tổng thống đầu tiên của Mỹ định nghĩa Thái Bình Dương là lợi ích then chốt của nước Mỹ đã từng nhắc nhở người Mỹ “miệng nói nhẹ nhàng, tay nắm chắc gậy”.

Ngày 5/11, tranh thủ cơ hội tham quan tàu sân bay Theodore Roosevelt – Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã đưa ra lời cảnh cáo mang tính tượng trưng tới Trung Quốc. Tàu sân bay USS Theodore Rootsevelt – với biệt hiệu là “Cây gậy” – rằng: “Rất nhiều quốc gia trong khu vực tìm Mỹ và yêu cầu Mỹ tăng cường hợp tác với họ, để nước Mỹ duy trì hòa bình trong khu vực này”.

Ông Carter cảnh cáo “chủ trương và hành vi quân sự hóa quá đà chủ yếu đến từ Trung Quốc”.

Thời báo tài chính Financal Times của Anh cho biết, việc ông Carter đặt chân lên tàu sân bay đánh dấu hành động quân sự và ngoại giao với độ rủi ro lớn kéo dài 10 ngày của Mỹ bước vào cao trào. Carter hy vọng, những hành động này sẽ thuyết phục được Trung Quốc chấm dứt hành vi mở rộng quân sự trên biển Đông, đồng thời cam đoan với các nước đồng minh đang ở trong trạng thái căng thẳng rằng quân đội Mỹ sẽ tồn tại lâu dài ở khu vực Tây Thái Bình Dương.

Tuy nhiên, rủi ro của việc thể hiện sức mạnh hải quân là có thể chọc tức Trung Quốc, gây ra sự đối đầu gay gắt hơn của hai lực lượng quân sự lớn tại biển Đông.

Mặc dù Mỹ đang đối mặt với cuộc khủng hoảng quân sự cấp bách hơn (từ lực lượng phần tử vũ trang ISIS ở Syria và Iraq tới xung đột ở Ukraine), tuy nhiên, so với các sự vụ khác, cuộc cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc ở Tây Thái Bình Dương sẽ quyết định đến sự đối sánh về lực lượng trên toàn cầu trong vòng 20 năm tới, quyết định Mỹ có tiếp tục trở thành quốc gia trụ cột trong hệ thống quốc tế nữa hay không.

Bộ trưởng quốc phòng Mỹ A.Carter trên tàu sân bay Rootsevelt

Trong thời điểm ông Carter đưa ra bài phát biểu trên, tàu sân bay Theodore Rootsevelt đang hoạt động ở khu vực cách quần đảo Trường Sa 150-200 hải lý về phía nam. Trung Quốc đang xây dựng đảo nhân tạo ở đó. Ông Carter khẳng định rằng, sự lớn mạnh của lực lượng hải quân Trung Quốc sẽ không thể ngăn cản vai trò trụ cột của Mỹ trong an ninh khu vực. “Từ lâu Mỹ luôn là lực lượng ổn định ở khu vực này, 70 năm qua, cục diện này đã khiến mọi kỳ tích ở châu Á được xuất hiện”.

Trước bài phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ trên tàu sân bay Theodore Roosevelt, người phát ngôn Bộ quốc phòng Mỹ Jeff Davis nhấn mạnh: “Đặt chân lên tàu sân bay chỉ là một vấn đề thời cơ. Bộ trưởng quốc phòng Carter tham dự Hội nghị Bộ trưởng quốc phòng mở rộng của ASEAN tại Kuala Lumpur, tàu sân bay Rootsevelt của Mỹ cũng đi ngang qua khu vực này một cách từng cờ. Ông Carter tham quan tàu sân bay cũng là một cơ hội tình cờ”.
Không ngán chiến tranh Biển Đông, Mỹ “phang gậy” vào Trung Quốc ảnh 4

Giống như mọi khi, Trung Quốc đã phản ứng phẫn nộ trước hành động Mỹ triển khai trên biển Đông, cáo buộc Washington xâm phạm chủ quyền của nước này.

Xét trong thời gian ngắn, vấn đề chủ yếu sẽ là, trong 18 tháng tới, Trung Quốc có tiếp tục lấp biển xây đảo tại quần đảo Trường Sa và bố trí nhiều vũ khí quân sự cũng như lực lượng hải quân hay không. Ngoài ra, quan chức Mỹ lo ngại rằng, có thể Trung Quốc sẽ thử nghiệm lắp đạt khu nhận diện phòng không trên biển Đông, điều này đồng nghĩa với việc có âm mưu giành quyền kiểm soát khu vực này.

Washington mong muốn một nhân tố khác góp phần ngăn chặn Trung Quốc là hành vi của Bắc Kinh đã khiến các nước trong khu vực ủng hộ Mỹ nhiều hơn trong việc duy trì sự tồn tại của lực lượng quân sự Mỹ trong khu vực này.

Hai năm qua, Mỹ đã nhất trí tăng cường hợp tác quân sự với Nhật Bản, Philippines và Australia. Quốc gia châu Á mới nhất ngả về Washington là Malaysia, quốc gia này và Trung Quốc cũng tồn tại sự tranh chấp lãnh thổ trên biển Đông, và hơn một năm qua, Kuala Lumpur ngày càng lớn tiếng chỉ trích Bắc Kinh.

Ông Carter cùng Bộ trưởng quốc phòng Malaysia Hishammuddin Hussein còn đáp máy bay từ một căn cứ không quân của Malaysia và đặt chân lên tàu sân bay Theodore Roosevelt. Tuần tới, lực lượng thủy quân lục chiến của Mỹ sẽ tham gia tập trận tại miền Đông Malaysia, chính phủ hai nước vẫn đang tiếp tục thảo luận tổ chức tập trận trung trên phương diện sâu hơn.

Mira Rapp – Hooper - chuyên gia các vấn đề châu Á của Trung tâm nghiên cứu an ninh mới của Mỹ CNAS cho biết, nếu tiếp tục tăng cường lực lượng quân sự trên biển Đông thì chắc chắn Trung Quốc sẽ ngày càng đẩy nhiều quốc gia về vòng tay của nước Mỹ.

Theo QPAN