Phương tiện truyền thông Rusia Time và Sputnik của Nga đã chính thức bị cấm ở Liên minh châu Âu kể từ ngày hôm nay, khi EU vẫn giữ lập trường cứng rắn nhằm chống lại cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine. Theo đó, EU sẽ cấm phát sóng nội dung từ hai kênh truyền hình và các công ty con của họ, cấn tải xuống ứng dụng, chia sẻ nội dung trên các nền tảng truyền thông xã hội, theo tài liệu được Ủy ban châu Âu công bố hôm nay.
“Để biện minh và ủng hộ các hành động xung đột Ukraine, Liên bang Nga đã thực hiện các hành động tuyên truyền liên tục phối hợp nhằm vào người dân tại liên minh châu ÂU và các nước láng giềng, xuyên tạc và thao túng sự thật một cách nghiêm trọng”, Ủy ban viết.
Theo Ủy ban, các phương tiện truyền thông “hỗ trợ, ủng hộ cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine, gây bất ổn cho các nước láng giềng"."Cần phải khẩn cấp đình chỉ hoạt động của các cơ quan truyền thông như vậy ở EU, cho đến khi cuộc xung đột tại Ukraine được chấm dứt".
Đối với các công ty công nghệ
YouTube, Facebook, Instagram và TikTok đều đã chặn Rusian Time và Sputnik chia sẻ nội dung trên các nền tảng mạng xã hội vào đầu tuần này. Twitter đã thêm nhãn cảnh báo vào nội dung từ các phương tiện truyền thông nhà nước Nga, trong khi Snapchat ngừng chạy quảng cáo trên nội dung của Nga. Giờ đây, các công ty công nghệ sẽ chịu trách nhiệm ngăn chặn nội dung từ 2 kênh truyền thông này lan truyền trên mạng xã hội của riêng họ.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen hôm Chủ nhật cho biết các biện pháp trừng phạt là việc cần thiết để ngăn Nga phát tán “những lời biện minh của họ về cuộc xung đột với Ukraine gây chia rẽ trong liên minh của chúng ta”.
Các quy định đã làm dấy lên lo ngại rằng Nga sẽ trả đũa truyền thông châu Âu. Sau khi Berlin cấm hoạt động của Rusian Time tại Đức vào tháng trước, Nga đã phản ứng bằng cách thu hồi chứng nhận của Deutsche Welle, khiến văn phòng ở Moscow của họ phải đóng cửa.
Được biết, EU cũng đã phải đối mặt với những lời chỉ trích về các biện pháp hạn chế quyền tự do thông tin và ngôn luận này. Tuy nhiên, một quan chức EU cho biết các hạn chế là chính đáng trong bối cảnh một cuộc xung đột đang được tiến hành bởi một quốc gia ngoài khối.
“Đây không phải là một tình huống bình thường và đó là điều khiến trường hợp này hoàn toàn khác với bất kỳ sự hạn chế nào về quyền tự do thông tin,” quan chức này nói.
Đại diện của 27 quốc gia thành viên EU cũng nhất trí cấm tham gia các dự án có vốn của Quỹ đầu tư trực tiếp Liên bang Nga (RDIF). Hiện Mỹ và các đồng minh phương Tây đang tìm cách làm tê liệt lĩnh vực ngân hàng của Nga và đồng ruble thông qua một loạt biện pháp trừng phạt. Kể từ đầu năm đến nay, đồng ruble đã mất 27% giá trị và đang giao dịch ở mức thấp nhất trong lịch sử so với đồng USD.
Cũng trong ngày 1/3, Apple thông báo dừng bán mọi sản phẩm của hãng tại Nga, sau khi dừng toàn bộ việc xuất khẩu qua kênh bán hàng của hãng ở Nga hồi tuần trước. Apple cũng cho biết Apple Pay và các dịch vụ khác sẽ bị hạn chế, trong khi các ứng dụng tin tức của RT và Sputnik sẽ không sẵn để tải ngoài Nga.
Theo Bloomberg, Tech Crunch